THÁCH THỨC CỦA VIỆC TẠO NÊN VĂN HÓA CHUYÊN NGHIỆP
Từ lâu, tính chuyên nghiệp trở thành thước đo để đánh giá một tổ chức doanh nghiệp. Sự chuyên nghiệp được đánh giá dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau từ lớn đến nhỏ. Và trên hết, tất cả đều xuất phát từ ý thức của con người.
Việc xây dựng văn hóa chuyên nghiệp không khó mà cũng không hề dễ. Một vài quy tắc phổ biến có thể kể đến trong chúng ta là ví dụ điển hình cho tính chuyên nghiệp như: làm việc có kế hoạch, có tinh thần trách nhiệm, chuyên tâm với công việc và nhiệm vụ bản thân, độc lập, tự chủ và có tinh thần hợp tác trong công việc, tinh thần học hỏi nâng cao kiến thức và sự hiểu biết chuyên môn, ý thức kỷ luật, tác phong tốt trong công việc và biết cách cân bằng công việc và thư giãn nhằm tối ưu hóa hiệu suất làm việc.
Vì tính chuyên nghiệp mang nhiều nét đặc thù riêng tùy ngành nghề và là yếu tố cần thiết cho mọi doanh nghiệp tổ chức nên việc xây dựng văn hóa chuyên nghiệp không phải là câu chuyện đơn giản. Hiểu được tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của tính chuyên nghiệp lên tổ chức giúp các tổ chức có những kế hoạch cụ thể phù hợp cho các nội quy, quy định của công ty. Tuy nhiên, hiểu được những thách thức hiện tại giúp doanh nghiệp né tránh hoặc tập thích ứng, đề ra những biện pháp thích hợp cho công tác xây dựng tính chuyên nghiệp trong tổ chức ở hiện tại và sau này. Bài viết bên dưới sẽ cho chúng ta cái nhìn rõ hơn về thách thức tạo văn hóa chuyên nghiệp và vấn đề mà ngành nhân sự nói chung và các cá nhân làm nhân sự nói riêng đang đối mặt.
Sự chuyên nghiệp
Việc chuyển giao sang chủ nghĩa vị kỉ là thách thức gấp đôi trong việc tiếp thu văn hóa của sự chuyên nghiệp. Để trở nên chuyên nghiệp, một người phải nhận ra mục tiêu nghề nghiệp và biết ơn sự ảnh hưởng lo lớn mà nó đã mang lại cho cộng đồng. Tính chuyên nghiệp yêu cầu một người nhận biết và tiếp thu bản chất tinh thần tốt hơn, có đôi lúc sẽ tranh luận với những mong muốn, mục tiêu hoặc quy tắc cá nhân của cô hoặc anh ấy.
Công việc và tính chuyên nghiệp cũng là “khía cạnh tập trung vào người khác”, trong hầu hết các công việc đó yêu cầu thành viên của họ biết cảm kích trước những trách nhiệm họ được giao phó đối với cá nhân mà họ phục vụ, đó là những người đôi lúc mong manh và lệ thuộc vào sự thông thái ở những chuyên gia của họ. Cho cả hai điều khoản, sự nhấn mạnh không nằm ở mong muốn hay hoài bão cá nhân. Hơn nữa, đó là những giá trị mà nghề nghiệp được thể hiện ở những người đặt niềm tin vào những chuyên gia đó.
Ví dụ, theo Bộ luật đạo đức của Hiệp hội Y tế Hoa Kỳ, “Việc hành nghề thuốc và cách nó thể hiện trong phòng khám giữa một bệnh nhân và một nhà bác sĩ là một hoạt động đạo đức xuất phát từ nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân và nhằm giảm bớt đau đớn. Mối quan hệ giữa bệnh nhân và bác sĩ dựa trên niềm tin, đồng nghĩa việc đẩy trách nhiệm đạo đức của bác sĩ cao hơn nhằm đưa lợi ích của bệnh nhân lên trên sở thích cá nhân hoặc nghĩa vụ của vị bác sĩ với người khác, để áp dụng chuẩn đoán y khoa hợp lý trên bệnh nhân và ủng hộ quyền lợi cho bệnh nhân của họ.
Vì thế, khắc sâu vào não văn hóa của tính chuyên nghiệp yêu cầu chúng ta không những mang lại những cơ hội cho nhân viên và những chuyên gia trẻ hơn phát triển các kĩ năng, nhưng đồng thời nó cũng yêu cầu chúng ta thay đổi khung tham chiếu của họ. Chúng ta phải trở nên rõ ràng hơn trong quá trình định hướng đào tạo họ và xem tính cá nhân của họ có thể chuyển thành tư tưởng chia sẻ chung mục tiêu vì giúp đỡ người khác như thế nào.
Sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân
Các chuyên gia tâm lý về văn hóa đã trình bày sự tăng trưởng trong chủ nghĩa cá nhân qua nhiều chỉ số khác nhau. Một chỉ số nói riêng đã giúp tôi nhận ra nhiều về sự phổ biến của nó. Đó là sự thay đổi của việc sử dụng đại từ. Ví dụ, Jean Twenge, et. al., đã trình bày trong bài báo của họ” Sự thay đổi trong việc sử dụng đại từ nhân xưng trong sách Mỹ và sự trỗi dậy trong tư tưởng chủ nghĩa cá nhân, 1960 – 2008”, là việc sử dụng “I” và “me” tăng 42% và sử dụng “you” như một đại từ ngôi số 2 đã tăng 300% cách đây hơn 50 năm, trong khi sử dụng “we” đã giảm 10%.
Sự thay đổi trong sử dụng ngôn ngữ cho thấy chúng ta đang nghĩ và nói về chính chúng ta nhiều hơn và xem những người khác chỉ để tương tác với nhau thay vì sống cùng nhau. Sự thay đổi từ việc tương tác để sống cùng có thể được thấy trong các đấu trường chính trị ngày nay và trong sự mất mát của xã hội dân sự, nơi đã từng là khu vực công cộng và cộng đồng đáp lại những vấn đề xã hội mà không chuyển đổi lại các thể chế chính thức của chính phủ và pháp luật.
Đó có phải là sự ích kỉ?
Sự gia tăng của chủ nghĩa cá nhân không có nghĩa là có sự gia tăng trong tính ích kỉ, thậm chí khi nó nghiêng về chủ nghĩa vị kỉ. Ví dụ, nghiên cứu cho thấy thế hệ Millennials đều thiên hướng cá nhân hóa và có nhiều khả năng đi làm từ thiện hơn những thế hệ trước đây. Cũng vì thế, tổ chức giải pháp thiện nguyện công bố chỉ số lòng vị tha của toàn cầu đã tìm thấy rằng những quốc gia theo chủ nghĩa cá nhân thì dễ làm thiện nguyện, được đánh giá bởi nhiều người giúp người lạ, quyên góp tiền hay dành thời gian cho các nỗ lực từ thiện.
Quyên góp cho từ thiện và cho người lạ là thói quen tốt, nhưng những vật phẩm từ thiện thường lái giá trị và nhận thức cá nhân đi. Chúng ta đang mang đến cho người lạ vì họ bày tỏ về vấn đề chúng ta quan tâm và quyên góp cho quỹ mà chúng ta thấy quan trọng. Đơn giản là, chúng ta đang hành động cho lý tưởng của chúng ta chứ không phải cho lợi ích của các cá nhân đang gặp khó khăn. Trong khi tôi chắc chắn ủng hộ rằng chúng ta tiếp tục cho tiền các quỹ từ thiện và người lạ, chúng ta cũng tin là hình thức cho quyên góp này là không đủ. Vì sự phát triển cá nhân bản thân, chúng ta cũng phải học cách nhìn rộng hơn những vấn đề chung đến các cá nhân đang bị ảnh hưởng bởi những vấn đề ấy.
Giống vậy, trong môi trường chuyên nghiệp, các tổ chức phải truyền đạt sự chuyên nghiệp của họ trong ý tưởng rằng phục vụ khách hàng là quan trọng, và không phải là phương tiện phục vụ cho cá nhân. Trong trường hợp của chuyên gia y tế chăm sóc cho bệnh nhân, họ không nên nhìn bệnh nhân như một cơ hội để đáp ứng mục tiêu chuyên môn của họ là chăm sóc bệnh hơn. Thay vào đó, chuyên gia y tế nên nhìn việc chăm sóc cho cá nhân bệnh nhân như một mục tiêu nghề nghiệp của chính họ.
Trau dồi việc tập trung vào người khác
Khắc sâu tính chuyên nghiệp trong môi trường chủ nghĩa cá nhân đang tăng thực sự là một thử thách, nhưng không phải là không thể. Người lãnh đạo phải nhận ra rằng việc tập trung vào nhiều người khác chuyên nghiệp là một kĩ năng phải được mài giũa và luyện tập, giống như các năng lực chuyên môn khác. Giá trị của chủ nghĩa cá nhân, ví dụ như sự tự trị, độc nhất, và nhu cầu quyền lợi của cá nhân, không cần, không nên bị loại bỏ khỏi sự e ngại rằng thói vị kỉ đang trên đà tăng nhanh. Những giá trị này quan trọng cho những chuyên gia tiếp thu, họ phải được chỉ định bởi những giá trị chuyên nghiệp như dịch vụ và trách nhiệm. Làm như thế chúng tôi sẽ khai thác được chủ nghĩa cá nhân của những nhân viên trẻ vì sự lợi ích của sự chuyên nghiệp bằng cách cách chuyển đổi những giá trị đó ra xa cách chúng ta thấy chính chúng ta đến cách mà chúng ta thấy những người mà chúng ta phục vụ.
Theo SHRM BLOG
Chương trình đào tạo Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự
tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế
Khai giảng: Ngày 19/03/2020 tại TP.HCM
Khai giảng: Ngày 26/03/2020 tại Hà Nội
|