TRÁNH BẪY “BỘ LỌC” THÔNG TIN TRONG TỔ CHỨC
Trong bộ phim Get Smart có sự xuất hiện của một vật dụng khá hài hước gọi là “chiếc nón cách âm”. Khi hai nhân vật đội vào thì chỉ có họ nghe được giọng nói của nhau. Dù rằng cách giao tiếp này khá vui nhộn trên màn ảnh nhưng nếu trong một tổ chức có kiểu trao đổi thông tin khó hiểu này thường sẽ dẫn đến hậu quả rất tiêu cực.
Tôi nhận thấy có một lỗ hổng trong cách truyền thông ở hầu hết các công ty: Bộ C (C-Suite, những người quản lý cấp cao) luôn là những người có toàn quyền truy cập thông tin về: kế hoạch chiến lược, tình hình tài chính, rủi ro cạnh tranh, các công việc. Và khi nguồn thông tin di chuyển dọc theo sơ đồ tổ chức, chúng ta sẽ thấy "bộ lọc" được áp dụng sau mỗi cấp. Các quản lý cấp cao thường không thích thông tin toàn bộ những sự việc quan trọng đến các vị lãnh đạo cấp dưới, họ chỉ truyền đạt những gì họ cho là quan trọng nhất. Và các vị lãnh đạo cấp dưới lại tiếp tục “lọc” thông tin như vậy đến các nhà quản lý cấp trung và cuối cùng các nhân viên chỉ nhận được những thông tin rất ít ỏi.
Điểm mấu chốt tạo ra sự phát triển là cần nhiều hơn nữa lượng thông tin được truyền đi. Những người đứng đầu công ty- người nắm giữ chìa khóa thành công này nên giữ lại ít bí mật nhất có thể.
● Tin tưởng – Để chia sẻ thông tin đòi hỏi sự tin tưởng. Có lẽ đôi lúc bạn nghĩ rằng thành viên trong đội không thể xử lý hết một số thông tin, hoặc nghĩ những điều đó không hữu dụng cho công việc của họ. Nhưng nên nhớ, bạn đã quyết định tuyển dụng họ thì nhất định có lý do, hãy giúp họ làm tốt công việc của mình bằng cách cung cấp đầy đủ những kiến thức và công cụ mà vị trí đó cần tới.
● Rủi ro – Luôn có rủi ro nhất định khi minh bạch hoàn toàn những thông tin như về vấn đề tài chính. Không nghi ngờ gì về điều đó. Nhưng nếu muốn thành công trong kinh doanh, bạn phải sẵn sàng chấp nhận điều này.
● Kiến thức là Sức mạnh - Có lẽ ai cũng muốn là người duy nhất nắm giữ các ưu thế nhưng đáng buồn là vẫn có những nhà quản lý từ chối chia sẻ thông tin vì họ thấy bất an vì nguy cơ cấp dưới sẽ nhận lấy công việc của họ.
Điểm mấu chốt là, các thành viên tuyến đầu chính là bộ mặt và là yếu tố quyết định đến thành công của công ty. Một bản kế hoạch tốt không chỉ nằm trên giấy mà phải được thực thi hiệu quả. Do đó, chỉ đơn thuần biết được định hướng của công ty là chưa đủ, mọi người cần biết chính xác cụ thể để giữ mục tiêu trong tầm nhìn của họ và cùng đưa tổ chức đạt được mục tiêu đó.
Giao tiếp thường xuyên với đội ngũ nhân viên và chia sẻ với họ tình hình hiện tại của công ty với, đang thuận lợi hoặc gặp khó khăn ở điểm nào. Khơi gợi những đóng góp của họ để cải thiện và khiến mọi nhân viên trở thành một phần của giải pháp. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng đội ngũ nhân viên sẽ tràn đầy đam mê và năng lượng cống hiến khi biết rằng họ là một phần của tổ chức.
Source: SHRM.org