TRỞ THÀNH LÃNH ĐẠO NHÂN SỰ BẮT ĐẦU TỪ CÁCH THỨC GIAO TIẾP

“Đừng bao giờ đặt cược vào một người mà họ không thể diễn tả những gì người đó nghĩ một cách chính xác và hấp dẫn”. Indra Nooyi - Chủ tịch điều hành của PepsiCo đã chia sẻ như vậy.

Lãnh đạo nhân sự là một công việc khó khăn. Ngoài ra để vận hành hoạt động, các nhà lãnh đạo nhân sự cũng cần huy động lực lượng, sáng tạo một văn hóa truyền cảm hứng, nêu lên tầm nhìn và sắp xếp nhân sự phù hợp.

Đó chính là lí do vì sao trở thành chuyên gia giao tiếp lại vô cùng quan trọng đối với bất cứ nhà nhân sự nào.

Việc mô tả giao tiếp như một cuộc đối thoại 2 chiều đã lỗi thời. Ngày nay, giao tiếp không chỉ để kết nối mà còn gắn kết và truyền cảm hứng đến người khác.

Vậy làm thế nào để có thể giao tiếp một cách tốt nhất? Bài viết này sẽ chia sẻ 7 yếu tố trong cách giao tiếp lãnh đạo truyền cảm hứng.

 
AdobeStock_167917638.jpeg

Lắng nghe và thấu hiểu trước

Giao tiếp bắt đầu bằng việc lắng nghe. Nhiều nhà nhân sự dành phần lớn thời gian để soạn thảo các thông điệp của họ nhằm đảm bảo nội dung thật rõ ràng và súc tích.

Nói theo cách khác, họ mong đợi được thấu hiểu hơn là muốn tìm hiểu nhân viên của mình. Tuy nhiên, để các nhà nhân sự có thể giao tiếp hiệu quả thì tốt hơn là đảo ngược cách tiếp cận. Khi nhà nhân sự làm điều này, họ nên đặt người nghe vào trung tâm truyền thông.

Giao tiếp với niềm đam mê

Đam mê có thể thúc đẩy sự chuyên nghiệp trong cách thức giao tiếp của nhà nhân sự.

Sự đam mê có thể lan rộng và tạo ra ảnh hưởng sâu rộng đến tinh thần và nghị lực cho nhiều người xung quanh.

Hãy nhìn cách Tony Fernandes - chủ tịch tập đoàn hàng không AirAsia đã lan tỏa niềm đam mê của mình với nhân viên bằng cách nói chuyện của ông ấy.

Niềm đam mê nhân viên AirAsia thấm nhuần từ người lãnh đạo của mình thể hiện qua nhiều sáng tạo cải tiến từ việc phát triển hệ thống đặt vé qua tin nhắn đầu tiên trên thế giới đến việc thực hiện cuộc thi phát triển phần mềm đầu tiên trong ngành công nghiệp hàng không.

Giao tiếp bằng sự chân thật

Giao tiếp đích thực là những gì mọi người mong muốn trong môi trường làm việc hiện nay, đặc biệt là khi giá trị niềm tin đang ngày càng sụt giảm.

Khi các nhà nhân sự tôn trọng các giá trị thực, họ sẽ thu hút những con người thực tế và trung thành, sau đó gắn kết họ lại bởi vì nhà nhân sự thực sự thấu rõ họ là ai.

Hãy trở thành một người kể chuyện

“Dữ liệu biết nói nhưng câu chuyện mới bán được hàng”. Những câu chuyện đầy quyền năng bởi chúng có sự kết nối cảm xúc và ảnh hưởng đến cách mọi người cảm nhận thông qua những thông điệp cảm xúc ấy.

Bộ não của chúng ta vận hành như bộ máy xử lý câu chuyện, không phải tính logic. Như ai đó đã nói: “Một bức tranh đáng giá hơn cả ngàn từ nhưng một câu chuyện thì lại đáng giá hơn cà ngàn bức tranh”.

Đó chính là lí dó vì sao Steve Job đã từng nói: “Người quan trọng nhất trên thế giới chính là người kể chuyện”

Khuyến khích đóng góp ý tưởng trước khi thực hiện hoạt động nào đó

Nghệ thuật ở đây nằm ở việc lọc các ý kiến về tương lai chứ không phải trong quá khứ. Mô hình này được phát triển bởi Marshall Goldsmith.

Khác với các phản hồi là các tương tác 1:1, việc lấy ý kiến cho các hoạt động trong tương lai là hình thức làm việc nhóm nơi các cá nhân có thể đưa những lời đề nghị về việc họ có thể làm trong thời gian tới.

Tận dụng hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ

Các hành vi cử chỉ bao gồm giọng nói và ngôn ngữ hình thể chiếm 93% các hoạt động giao tiếp.

Những hành vi phi ngôn ngữ có thể bao hàm rất nhiều ý nghĩa như nụ cười, cái nghiêng đầu hoặc một cái chạm nhẹ chẳng hạn.

Loại giao tiếp phi ngôn ngữ này thường đem lại sự dễ chịu cho người đối diện, thỉnh thoảng có thể trấn an và chữa lành những trải nghiệm xấu của họ.

 
good-communication-skills.jpg

Giao tiếp giữa cá nhân và cá nhân

Là con người, chúng ta ai cũng có khả năng kết nối. Không chỉ môi trường xã hội định hình chúng ta mà cách chúng ta cư xử cũng còn tùy thuộc vào sự kết nối với những người khác.

Các nhà nhân sự mong muốn truyền tải cảm hứng và thúc đẩy nhân viên cần thời gian để xây dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ xã hội.

Trái với những gì chúng ta nghĩ hoặc tin tưởng, giao tiếp cá nhân không hề khó.

Các cử chỉ như viết thư tay cám ơn, vỗ vai động viên hoặc chỉ đơn giản là dành thời gian để gặp gỡ mọi người cũng đem lại ý nghĩa rất lớn với nhân viên hơn bất cứ hình thức giao tiếp trang trọng nào khác.
 
THEO HRMASIA

 

Để đồng hành trên hành trình quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế, SHRM Vietnam và Trường Doanh Nhân PACE đã nghiên cứu triển khai Chương trình đào tạo “Quản trị Nhân sự Quốc tế” / “International Human Resource Management” (gọi tắt là “IHRM”). 
 
 
Chương trình đào tạo
 
QUẢN TRỊ NHÂN SỰ QUỐC TẾ
International Human Resource Management/IHRM

 

Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế

 

   Khai giảng: Ngày 14/03/2019 tại TP.HCM
Khai giảng: ngày 21/03/2019 tại Hà Nội


Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY