TỰ ĐỘNG HÓA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ĐẾN LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG TƯƠNG LAI
Bài viết được lược dịch theo quan điểm của hai tác giả Ravin Jesuthasan và John Boudreau.
Ravin Jesuthasan hiện là giám đốc điều hành và đại diện toàn cầu của Willis Towers Watson (Wiley, 2015). John Boudreau giáo sư, trưởng phòng nghiên cứu tại USC's Marshall School of Business and Center và Center for Effective Organizations. Cả hai cùng với David Creelman là đồng tác giả của cuốn sách Lead the Work: Navigating a World Beyond Employment (Wiley, 2015).
Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và sự lớn mạnh của tự động hóa đã khiến cho các tổ chức cũng như toàn thị trường lao động định hình lại nhu cầu nhân lực. Các tổ chức cần suy tính lại về mức độ ảnh hưởng của công nghệ và những thay thế của nó đối với nguồn lực con người. Câu hỏi đúng không phải là nghề nghiệp nào sẽ được thay thế, mà đúng hơn là công việc nào cần được định nghĩa lại và thực hiện như nó thế nào? Có 4 bước để có cái nhìn tổng quan hơn trong việc tự động hóa đã và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường lao động.
Ravin Jesuthasan hiện là giám đốc điều hành và đại diện toàn cầu của Willis Towers Watson (Wiley, 2015). John Boudreau giáo sư, trưởng phòng nghiên cứu tại USC's Marshall School of Business and Center và Center for Effective Organizations. Cả hai cùng với David Creelman là đồng tác giả của cuốn sách Lead the Work: Navigating a World Beyond Employment (Wiley, 2015).
Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và sự lớn mạnh của tự động hóa đã khiến cho các tổ chức cũng như toàn thị trường lao động định hình lại nhu cầu nhân lực. Các tổ chức cần suy tính lại về mức độ ảnh hưởng của công nghệ và những thay thế của nó đối với nguồn lực con người. Câu hỏi đúng không phải là nghề nghiệp nào sẽ được thay thế, mà đúng hơn là công việc nào cần được định nghĩa lại và thực hiện như nó thế nào? Có 4 bước để có cái nhìn tổng quan hơn trong việc tự động hóa đã và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường lao động.
1. Bắt đầu với tính chất công việc, chứ không phải là nghề nghiệp hoặc công nghệ
Trong tương lai, nhiều công việc sẽ tiếp tục tồn tại như "nghề" truyền thống trong các tổ chức. Việc xây dựng và định hình lại tính chất công việc cho thấy sự kết hợp tự động hóa và con người mang đến hiệu quả hơn và có tác động mạnh hơn.
AI và robot ngày càng đảm nhiệm các nhiệm vụ của lao động phổ thông và nhân viên văn phòng, dẫn đến khiến con người dần rơi vào tình trạng “ngồi chơi”. Việc này đặt ra thách thức cho các tổ chức, liệu rằng họ đang cần một con người biết làm việc, hay chỉ cần một cái máy biết làm việc. Các tổ chức sẽ phải xem xét tình hình thực tế để có thể định nghĩa lại nội dung công việc trong tổ chức, những nhiệm vụ nào có thể dùng đến công nghệ, và những vấn đề nào buộc phải có người đứng ra xử lý.
2. Hiểu rõ tự động hóa trong công việc
Trí tuệ nhân tạo (Artifical Intelligence) không còn quá xa lạ, mà thay vào đó con người đang có chiến lược để xây dựng và khai thác nó một cách triệt để hơn. Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo phủ khắp nơi, không chỉ gói gọn trong các thiết bị số hóa mà còn có ảnh hưởng đến sự tự động hóa trong các hoạt động của con người. Trí tuệ nhân tạo có tác động đến ba loại tự động hóa: tự động hóa quy trình robot (robotic process automation - RPA), tự động hóa nhận thức, và xã hội hóa robot.
Tự động hóa quy trình robot - RPA có thể mô phỏng các công việc về quản trị, hành chính văn phòng, một cách chính xác với một khối lượng lớn đi kèm tốc độ xử lý cao. Tối hưu hóa RPA được thực hiện với một quy trình cụ thể có tính chuyên môn hóa cao với một cấu trúc công việc rõ ràng, phân khúc và không có sự tùy biến. Công nghệ RPA không thể thay thế toàn bộ hoạt động của bộ phận tiếp nhận và chăm sóc khách hàng. Việc nhận dạng, theo dõi trạng thái được RPA thực hiện một cách hiệu quả hơn việc xử lý những phàn nàn của khác hàng, hay sai sót trong quá trình cung cấp dịch vụ.
Tự động hóa nhận thức đảm nhiệm các nhiệm vụ phức tạp hơn bằng cách dựa vào những kịch bản mẫu trong xử lý công việc, cũng như sử dụng những ngôn ngữ được tích hợp từ đầu để thực hiện các tác vụ liên quan. Cửa hàng Amazon Go tại thành phố Seattle, Washington hoàn toàn không có nhân viên thu ngân và quầy tính tiền. Tự động hóa đã thay thế các hoạt động quét mã vạch sản phẩm và xử lý thanh toán. Tuy vậy các nhiệm vụ đặc thù như tư vấn, xử lý sự cố vẫn do con người phụ trách.
Xã hội hoá robot là sự kết hợp có liên quan đến robot di chuyển tự động, tương tác hoặc cộng tác với con người thông qua sự kết hợp của cảm biến, AI và robot cơ khí. Hệ thống AI luôn không ngừng ghi nhận và tiếp thu hành vi của con người, hay nói cách khác, con người đóng vai trò huấn luyện AI để thực hiện các tác vụ đúng với thói quen của con người và tình hình thực tế. Một ví dụ điển hình về những chiếc xe "không người lái", nơi robot và thuật toán tương tác với các chương tình điều khiển khác của con người để điều hướng. Việc phân phúc nội dung công việc cho thấy con người vẫn đóng một vai trò quan trọng. Và những thiết bị tự động hoá sẽ thực hiện những tình huống bất thường hoặc nguy hiểm.
Trong tương lai, nhiều công việc sẽ tiếp tục tồn tại như "nghề" truyền thống trong các tổ chức. Việc xây dựng và định hình lại tính chất công việc cho thấy sự kết hợp tự động hóa và con người mang đến hiệu quả hơn và có tác động mạnh hơn.
AI và robot ngày càng đảm nhiệm các nhiệm vụ của lao động phổ thông và nhân viên văn phòng, dẫn đến khiến con người dần rơi vào tình trạng “ngồi chơi”. Việc này đặt ra thách thức cho các tổ chức, liệu rằng họ đang cần một con người biết làm việc, hay chỉ cần một cái máy biết làm việc. Các tổ chức sẽ phải xem xét tình hình thực tế để có thể định nghĩa lại nội dung công việc trong tổ chức, những nhiệm vụ nào có thể dùng đến công nghệ, và những vấn đề nào buộc phải có người đứng ra xử lý.
2. Hiểu rõ tự động hóa trong công việc
Trí tuệ nhân tạo (Artifical Intelligence) không còn quá xa lạ, mà thay vào đó con người đang có chiến lược để xây dựng và khai thác nó một cách triệt để hơn. Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo phủ khắp nơi, không chỉ gói gọn trong các thiết bị số hóa mà còn có ảnh hưởng đến sự tự động hóa trong các hoạt động của con người. Trí tuệ nhân tạo có tác động đến ba loại tự động hóa: tự động hóa quy trình robot (robotic process automation - RPA), tự động hóa nhận thức, và xã hội hóa robot.
Tự động hóa quy trình robot - RPA có thể mô phỏng các công việc về quản trị, hành chính văn phòng, một cách chính xác với một khối lượng lớn đi kèm tốc độ xử lý cao. Tối hưu hóa RPA được thực hiện với một quy trình cụ thể có tính chuyên môn hóa cao với một cấu trúc công việc rõ ràng, phân khúc và không có sự tùy biến. Công nghệ RPA không thể thay thế toàn bộ hoạt động của bộ phận tiếp nhận và chăm sóc khách hàng. Việc nhận dạng, theo dõi trạng thái được RPA thực hiện một cách hiệu quả hơn việc xử lý những phàn nàn của khác hàng, hay sai sót trong quá trình cung cấp dịch vụ.
Tự động hóa nhận thức đảm nhiệm các nhiệm vụ phức tạp hơn bằng cách dựa vào những kịch bản mẫu trong xử lý công việc, cũng như sử dụng những ngôn ngữ được tích hợp từ đầu để thực hiện các tác vụ liên quan. Cửa hàng Amazon Go tại thành phố Seattle, Washington hoàn toàn không có nhân viên thu ngân và quầy tính tiền. Tự động hóa đã thay thế các hoạt động quét mã vạch sản phẩm và xử lý thanh toán. Tuy vậy các nhiệm vụ đặc thù như tư vấn, xử lý sự cố vẫn do con người phụ trách.
Xã hội hoá robot là sự kết hợp có liên quan đến robot di chuyển tự động, tương tác hoặc cộng tác với con người thông qua sự kết hợp của cảm biến, AI và robot cơ khí. Hệ thống AI luôn không ngừng ghi nhận và tiếp thu hành vi của con người, hay nói cách khác, con người đóng vai trò huấn luyện AI để thực hiện các tác vụ đúng với thói quen của con người và tình hình thực tế. Một ví dụ điển hình về những chiếc xe "không người lái", nơi robot và thuật toán tương tác với các chương tình điều khiển khác của con người để điều hướng. Việc phân phúc nội dung công việc cho thấy con người vẫn đóng một vai trò quan trọng. Và những thiết bị tự động hoá sẽ thực hiện những tình huống bất thường hoặc nguy hiểm.
3. Công việc tách khỏi nghề nghiệp.
Hệ sinh thái việc làm toàn cầu trong tương lai sẽ có sự sắp xếp công việc bởi cả ba giải pháp tự động hóa với các nguồn nhân lực hiện tại. Sẽ có thêm nhiều công việc mới hơn khi tự động hóa là một phần của quy trình cũng như sẽ có nhiều nhiệm vụ mất dần theo thời gian. Công việc sẽ cần phải tách bạch ra khỏi nghề nghiệp. Hệ sinh thái làm việc mới sẽ phát triển một ngôn ngữ công việc chung, cho phép các tổ chức có thể sử dụng linh hoạt các nguồn lực cho phù hợp với nhu cầu.
4. Tái hình dung tổ chức.
Việc đưa tự động hóa vào quy trình thực hiện công việc sẽ dẫn đến sự phân khúc và cấu trúc lại ý nghĩa của “tổ chức” và “vai trò lãnh đạo”. Tổ chức cần phải được xem xét như một hệ sinh thái gồm nhiều nguồn lực khác nhau, mỗi nguồn lực sẽ đảm nhiệm một công việc khác nhau. Trong hệ sinh thái đó, có các thành phần của công nghệ và nguồn lực về con người. Để có được sự kết hợp tối ưu giữa các thành phần này, tổ chức phải nhận thức được rằng có thể đưa AI vào những phần việc nào để thay thế con người.
Trí tuệ nhân tạo nói chung mang đến nhiều đột phát mới nhưng nó cũng là tác nhân khiến nguồn nhân lực cần được định hình lại. Chỉ khi xác định được rõ ràng nhu cầu các tổ chức mới có thể kết hợp tự động hóa với con người đồng thời xác định lại các hạng mục công việc và cách thực hiện.
THEO SHRM.ORG
Để đồng hành trên hành trình quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế, SHRM Vietnam và Trường Doanh Nhân PACE đã nghiên cứu triển khai Chương trình đào tạo “Quản trị Nhân sự Quốc tế” / “International Human Resource Management” (gọi tắt là “IHRM”).
Chương trình đào tạo
QUẢN TRỊ NHÂN SỰ QUỐC TẾ
International Human Resource Management/IHRM Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế
Khai giảng: Ngày 13/09/2018 tại TP.HCM
Khai giảng: ngày 20/09/2018 tại Hà Nội
|