VAI TRÒ CỦA NHÂN SỰ TRONG VIỆC XỬ LÝ CÁC CẢM XÚC ĐỘC HẠI NƠI CÔNG SỞ
Sa thải, quấy rối, phân biệt đối xử, xung đột cá tính hoặc một vị quản lý tồi tệ chỉ là một trong số nhiều tình huống xảy ra tại nơi làm việc gây tổn hại đến nhân viên, kèm theo đó là các cảm xúc như tức giận, thất vọng, căng thẳng, và sợ hãi.
Nếu những tình huống này nếu không được xử lý, thì sự giận dữ và căng thẳng kéo dài sẽ tạo ra một môi trường làm việc đầy “độc tính”. Dần dần, văn hóa doanh nghiệp sẽ khiến nhân viên cảm thấy bị hạ thấp, mất tinh thần, thường xuyên tuyệt vọng và chắc chắn hiệu suất làm việc cũng như sự gắn kết cũng sẽ giảm. Vậy vai trò của các nhà nhân sự trong việc xử lý các cảm xúc độc hại trong môi trường làm việc này ra sao?
Nếu những tình huống này nếu không được xử lý, thì sự giận dữ và căng thẳng kéo dài sẽ tạo ra một môi trường làm việc đầy “độc tính”. Dần dần, văn hóa doanh nghiệp sẽ khiến nhân viên cảm thấy bị hạ thấp, mất tinh thần, thường xuyên tuyệt vọng và chắc chắn hiệu suất làm việc cũng như sự gắn kết cũng sẽ giảm. Vậy vai trò của các nhà nhân sự trong việc xử lý các cảm xúc độc hại trong môi trường làm việc này ra sao?
Peter Frost, tác giả của tiêu đề “Cảm xúc độc hại tại nơi làm việc” được đăng trong tạp chí Harvard Business School Press, đã lần đầu tiên xác định và đặt ra thuật ngữ cho vai trò đặc biệt của một số nhân viên trong nỗ lực xử lý cảm xúc độc hại cho các nhân viên khác, mà ông gọi những cá nhân này là “Người xử lý độc hại”. Họ là những nhân viên “tình nguyện gánh vác nỗi buồn, tuyệt vọng, cay đắng và tức giận trong đời sống công việc”. Họ có vai trò như một “quả thận” hoặc “hệ thống miễn dịch” của cơ thể con người, giúp trung hòa và phân tán “độc tố” từ các quyết định nhân sự ảnh hưởng đến nhân viên.
Teresa A. Daniel, trưởng khoa chương trình lãnh đạo nguồn nhân lực tại đại học Sullivan ở Mỹ đã tiến hành một cuộc nghiên cứu về chủ đề này, khảo sát về nhận thức của các chuyên gia nhân sự về vai trò của họ trong việc xử lý cảm xúc độc hại trong công việc. Bài nghiên cứu của bà cũng đề cập đến sự ảnh hưởng của môi trường độc hại tới sức khỏe tinh thần của nhân viên và tính hiệu quả của tổ chức.
Bà Daniel đã phỏng vấn 26 chuyên gia nhân sự trong năm 2018 và thấy rằng một vai trò trung tâm khác của nhà nhân sự là “người xử lý tính độc hại” trong tổ chức.
Khi gắn kết với vai trò này, các chuyên gia nhân sự tham dự nghiên cứu mô tả 6 hoạt động chính sau đây:
- Lắng nghe đồng cảm
- Đề xuất giải pháp và nguồn cung cấp
- Làm các công việc âm thầm để tạo ra một không gian an toàn
- Tư vấn bảo mật
- Chiến lược hóa giao tiếp và chỉnh sửa các thông điệp nhân sự khó khăn
- Đào tạo và đưa lời khuyên cho cấp quản lý
Một khám phá đáng kinh ngạc là 58% cho rằng giúp đỡ nhân viên đối phó với cảm xúc độc hại là công việc hàng ngày của họ.
Các nhà nhân sự thường xuyên phải đối mặt với những nhân viên căng thẳng với kì vọng sẽ được giúp đỡ để giải quyết vấn đề của họ. Bằng cách gắn kết với vai trò này, nhà nhân sự giúp nhân viên tập trung vào công việc của họ hơn. Nếu không, cảm xúc độc hại trong tổ chức sẽ tiếp tục lan rộng, kết quả là tỉ lệ biến động nhân sự tăng tỉ lệ nghịch với tinh thần và hiệu suất của nhân viên.
Những chuyên gia nhân sự tham gia nghiên cứu cực kì quan tâm đến nhân viên và mô tả vai trò của họ trong tổ chức như những người sửa chữa. Họ mong muốn lắng nghe và hỗ trợ nhân viên xử lý các vấn đề, dù là việc cá nhân hay liên quan đến tổ chức. Một chuyên gia Nhân sự đã chia sẻ: “Tôi nghĩ đó là đặc điểm tự nhiên của nhân sự. Nhân sự được xem là bên thứ ba có thể giải quyết, khắc phục vấn đề và hóa giải những tình huống khó khăn của nhân viên”.
Ngoài vai trò hỗ trợ nhân viên, nhà nhân sự cũng có trách nhiệm quan trọng trong việc thúc đẩy các giá trị tích cực của doanh nghiệp thông qua tư vấn và hỗ trợ nhóm điều hành. Do đó, vai trò duy trì sự cân bằng tự nhiên trong môi trường làm việc đã tạo ra áp lực to lớn đối với nhiều chuyên gia nhân sự.
Những chuyên gia nhân sự tham gia nghiên cứu cực kì quan tâm đến nhân viên và mô tả vai trò của họ trong tổ chức như những người sửa chữa. Họ mong muốn lắng nghe và hỗ trợ nhân viên xử lý các vấn đề, dù là việc cá nhân hay liên quan đến tổ chức. Một chuyên gia Nhân sự đã chia sẻ: “Tôi nghĩ đó là đặc điểm tự nhiên của nhân sự. Nhân sự được xem là bên thứ ba có thể giải quyết, khắc phục vấn đề và hóa giải những tình huống khó khăn của nhân viên”.
Ngoài vai trò hỗ trợ nhân viên, nhà nhân sự cũng có trách nhiệm quan trọng trong việc thúc đẩy các giá trị tích cực của doanh nghiệp thông qua tư vấn và hỗ trợ nhóm điều hành. Do đó, vai trò duy trì sự cân bằng tự nhiên trong môi trường làm việc đã tạo ra áp lực to lớn đối với nhiều chuyên gia nhân sự.
Ngoài ra, vai trò xử lý cảm xúc độc hại cũng rất nguy hiểm vì rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của nhà nhân sự. Cuộc nghiên cứu của bà Daniel cho thấy các chuyên gia nhân sự kiệt sức về thể chất và tinh thần, cảm thấy buồn bã, giận dữ, căng thẳng cao độ và thiếu ngủ. Ngoài ra, các mối quan hệ cá nhân của họ, sức khỏe chung và đời sống gia đình cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Điều này khiến một số người phải tìm kiếm tư vấn cá nhân do kết quả từ sự căng thẳng trong công việc.
Mặc dù vai trò xử lý cảm xúc độc hại rất quan trọng với tổ chức, nhóm lãnh đạo dường như không chú ý đến điều này vì họ kì vọng rằng nhà nhân sự sẽ duy trì tính bảo mật và quyền riêng tư cho các nhân viên đang tìm kiếm sự giúp đỡ. Tuy nhiên, các nhà xử lý độc hại trong nhân sự đang từng bước cung cấp sự chăm sóc tận tâm này đến nhân viên vì họ biết rằng công việc này là cần thiết trong nỗ lực tạo ra văn hóa môi trường tôn trọng tích cực, đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ nhân viên đạt hiệu suất làm việc tốt nhất.
THEO SHRM.ORG
Để đồng hành trên hành trình quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế, SHRM Vietnam và Trường Doanh Nhân PACE đã nghiên cứu triển khai Chương trình đào tạo “Quản trị Nhân sự Quốc tế” / “International Human Resource Management” (gọi tắt là “IHRM”).
Chương trình đào tạo
Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự
tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế
|