VÌ SAO SỰ ĐỒNG CẢM GIÚP NHÀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ ĐẠT HIỆU QUẢ HƠN?
Sự đồng cảm là một kĩ năng quan trọng của người quản trị nhân sự giúp xây dựng và duy trì các mối quan hệ tại nơi làm việc một cách tích cực, khuyến khích sự hợp tác và quản lý xung đột tốt hơn.
Steve Browne - một thành viên của ban lãnh đạo SHRM, giám đốc nhân sự tại LaRosa’s Inc, Browne khẳng định các nhà nhân sự chỉ đạt được sự đồng cảm khi họ cam kết xây dựng mối quan hệ với mọi cấp độ dựa trên nền tảng của tin tưởng, tôn trọng và thấu hiểu.
Steve Browne - một thành viên của ban lãnh đạo SHRM, giám đốc nhân sự tại LaRosa’s Inc, Browne khẳng định các nhà nhân sự chỉ đạt được sự đồng cảm khi họ cam kết xây dựng mối quan hệ với mọi cấp độ dựa trên nền tảng của tin tưởng, tôn trọng và thấu hiểu.
Vì sao sự đồng cảm là một kĩ năng thiết yếu với nhà quản trị nhân sự?
Sự thấu hiểu là khả năng đặt mình vào vị trí của người đối diện để hiểu được suy nghĩ, cảm nhận và quan điểm của họ. Sự đồng cảm đem lại sự hợp tác tích cực giữa những con người khác biệt về kinh nghiệm, trình độ, phong cách và tư tưởng.
Browne cho rằng sự đồng cảm không phải là một kĩ năng mềm. Đó là kĩ năng kinh doanh mà nếu không thực hiện được, nhà quản lý nhân sự sẽ không thể đạt hiệu quả trong công việc của họ. Ông luôn tiếp cận nhân viên bằng cách đi vòng quanh văn phòng, thay vì ngồi yên trong phòng riêng và đợi mọi người đến gõ cửa trình bày vấn đề. Khi tình huống xấu xảy ra, với những mối quan hệ có sẵn, ông sẽ dễ dàng hình dung về ngữ cảnh, đưa ra phản hồi mang tính xây dựng và khéo léo giải quyết hậu quả.
Một nghiên cứu của công ty tư vấn nhân sự toàn cầu DDI cho thấy sự đồng cảm là kĩ năng nhân sự tác động đến hiệu suất làm việc mạnh mẽ nhất. Những nhà lãnh đạo không biết thấu hiểu thường làm việc kém hơn những người khác. Khi DDI đánh giá mức độ đồng cảm của 37 ngàn lãnh đạo, những nhà nhân sự có kĩ năng đồng cảm sẽ vượt trội hơn trong công việc như xây dựng quản lý tài năng trong tổ chức, huấn luyện, phát triển nhân tài và các nhóm nổi trội khác.
Sự thấu hiểu là kĩ năng đa chiều và đa năng có thể áp dụng cho mọi tình huống phức tạp của quản lí nhân sự. Các nhà quản lý nhân sự có thể dùng sự đồng cảm để kết nối và chuyển hóa thành các chức năng nhân sự khác theo một cách hiệu quả hơn. Đây là một công cụ quản lý hữu ích dành cho những ai nhận thức được tầm quan trọng của nó.
Xây dựng văn hóa thấu hiểu hơn
Khi Belinda Parmar thành lập Lady Geek – một công ty Anh hỗ trợ công nghệ cho phụ nữ, bà đã rất ngạc nhiên khi nhận ra nguyên nhân của bất bình đẳng giới một phần là do sự thiếu đồng cảm. Nhóm của bà đã tạo ra công cụ Empathy Index để đo lường mức độ đồng cảm hiện tại.
Vào năm 2016, Empathy Index cho thấy các công ty thành công trong việc xây dựng văn hóa thấu hiểu thường là nơi thu hút được được nhiều nhân tài, tạo ra môi trường làm việc đa dạng nhiều giá trị và đạt được nhiều thành tựu tài chính. Quá trình đánh giá có thể xác định được các vấn đề trong hành vi và hành động của cộng đồng thiếu vắng sự đồng cảm. Từ đó, nhà quản lý nhân sự có thể đưa ra các chương trình giải pháp tùy theo mỗi cấp độ của doanh nghiệp.
Huấn luyện và tư vấn là cách hiệu quả để xây dựng văn hóa đồng cảm. Các mối quan hệ này có thể phát triển tiếp hoặc trở thành một phần của chương trình kết nối dựa vào khả năng tương thích, nhu cầu và tính khả dụng.
Sơ đồ phân cấp hiện đại và ít thứ bậc hơn đang dần phổ biến như là tư vấn đối thoại hoặc huấn luyện kĩ thuật số. Họ cung cấp chuẩn mực cho nhiều thế hệ có thể hiểu nhau rõ hơn, liên kết và làm việc cùng nhau. Đồng nghiệp cùng lứa tuổi có thể chia sẻ, hỗ trợ để nuôi dưỡng mối quan hệ cộng tác hoặc tình bạn thân thiết.
Sự đồng cảm và tình trạng quấy rối tình dục
Khi nhân viên chia sẻ câu chuyện của họ lên mạng xã hội, hầu hết các công ty chỉ phớt lờ để tránh gây tổn hại đến danh tiếng. Các nhà quản lý nhân sự vì thế thường quan tâm đến việc bảo vệ hình ảnh của công ty hơn là giúp đỡ các nạn nhân, đặc biệt khi người phạm tội là người có thứ bậc cao.
Các nhà quản lý nhân sự có thể giải quyết tình hình bằng cách nói rõ với nhân viên rằng cáo buộc của họ sẽ được xem xét một cách cẩn thận và được đối xử với đầy đủ phẩm giá và sự tôn trọng. Nhà nhân sự không nên phán xét khi không có sự thấu hiểu đầy đủ và một cuộc điều tra nghiêm túc. Tạo sự cởi mở và lắng nghe mọi sự kiện trước khi kết luận bất cứ điều gì.
Lời khuyên của Browne là “Đừng đưa ra bất cứ giả định nào. Lắng nghe mọi thứ. Không bao giờ đánh mất uy tín và hãy giải quyết vấn đề”.
Cẩn trọng với các thách thức truyền thông kĩ thuật số
Nói đến giao tiếp qua công nghệ kĩ thuật số, một vài lo ngại cho rằng tiếp xúc với một lượng lớn thông tin và hình ảnh sẽ làm giảm sự kết nối giữa người với người, khiến con người mất đi chính kiến và lòng trắc ẩn. Thời gian dành cho các thiết bị công nghệ cũng ảnh hưởng đến việc học tập và phát triển sự đồng cảm. Ngày nay, sự vô cảm không còn giới hạn ở người trẻ tuổi mà còn lan rộng toàn xã hội. Sự thấu hiểu đến từ học hỏi nhưng có vẻ không còn quá nhiều người muốn học kĩ năng này nữa.
Công nghệ đang làm con người mất tập trung vào nhau. Có bao nhiêu người thường xuyên nhắn tin hoặc kiểm tra điện thoại trong suốt cuộc nói chuyện hay các buổi họp? Nếu dán mắt vào điện thoại, con người không thể liên kết cảm xúc hay chú ý đến người khác nữa.
Tuy nhiên công nghệ cũng mang lại nhiều ưu điểm khi có thể mở rộng mạng lưới xã hội, tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Một nhà quản lý nhân sự thường phản hồi nhanh qua tin nhắn sẽ hỗ trợ hiệu quả các nhân viên khác.
Học cách trở nên đồng cảm hơn
Patrick Ewers, nhà sáng lập Mindmaven – công ty quản lý mạng lưới marketing tại Mỹ đã đưa ra các cách sau đây:
- Lắng nghe chủ động. Một người biết đồng cảm sẽ lắng nghe trước tiên và chỉ nói sau khi người nói kết thúc.
- Bày tỏ quan điểm. Sau khi nghe người khác nói, hãy chia sẻ cảm nhận nếu rơi vào tình huống tương tự.
- Chia sẻ sự giống nhau. Kể một câu chuyện tương tự với người nói, điều này sẽ tạo ra liên kết giữa hai người.
- Không phán xét. Các giả thuyết sẽ đánh mất sự đồng cảm. Bỏ qua mọi kinh nghiệm, định kiến và hiểu biết có từ trước để thật sự lắng nghe người đối diện.
- Sử dụng trí tưởng tượng. Cần hình dung về cảm nhận của bản thân nếu đặt vào vị trí người đối diện. Những cuốn sách giả tưởng là cách tuyệt vời để thực hành việc thấu hiểu con tim và khối óc của nhân vật.
Sự đồng cảm là nền tảng cho hầu hết chức năng của bộ phận nhân sự. Nếu không có nó, nhà quản trị nhân sự không thể thành công. Các chuyên gia nhân sự thường cảm thấy bị cô lập khỏi những người họ làm việc cùng. Bằng cách xây dựng văn hóa đồng cảm, nhà nhân sự có thể đạt nhiều thành công và cảm thấy hài lòng hơn.
THEO SHRM.ORG
Để đồng hành trên hành trình quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế, SHRM Vietnam và Trường Doanh Nhân PACE đã nghiên cứu triển khai Chương trình đào tạo “Quản trị Nhân sự Quốc tế” / “International Human Resource Management” (gọi tắt là “IHRM”).
Chương trình đào tạo QUẢN TRỊ NHÂN SỰ QUỐC TẾ
International Human Resource Management/IHRM Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế
Khai giảng: Ngày 13/09/2018 tại TP.HCM
Khai giảng: ngày 20/09/2018 tại Hà Nội
|