HỘI THẢO QUỐC TẾ “THE SPEED OF TRUST - TỪ VĂN HÓA ĐÁNG TIN ĐẾN THƯƠNG HIỆU UY TÍN”
Bất kỳ doanh nhân nào cũng mong muốn khơi dậy lòng tin trong toàn đội ngũ của mình, cũng muốn xây dựng được một thương hiệu (nhãn hiệu thương mại) cho doanh nghiệp và cho sản phẩm của mình.
Tuy nhiên, nếu như hiểu rằng “thương hiệu” là “cái hiệu được thương” thì cũng đồng nghĩa với việc xây dựng thương hiệu là một thách thức lớn đối với mọi doanh nghiệp. Bởi lẽ, muốn có cái “hiệu” (nổi tiếng) thì không khó, nhưng để cái “hiệu” đó được “thương” (uy tín) là điều không hề dễ dàng.
Và “Tốc độ của Niềm tin” (Speed of Trust) là một trong số những phương pháp hay nhất, đặc sắc nhất về cách thức kiến tạo văn hóa và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, hiện phương pháp nổi tiếng này đang được áp dụng rộng rãi tại hơn 160 quốc gia trên toàn thế giới.
Sắp tới đây, vào ngày 20/6/2018 tại TP.HCM, “Cha đẻ” của phương pháp Kiến tạo văn hóa và Xây dựng thương hiệu bằng “Tốc độ của Niềm Tin” - Stephen M. R. Covey - tác giả quyển sách “The Speed of Trust - The One Thing That Changes Everything” sẽ lần đầu tiên đến Việt Nam để chia sẻ và trình bày về phương pháp đặc biệt này tại Hội thảo về Quản Trị Kinh Doanh với chủ đề “THE SPEED OF TRUST - From High-Trust Culture to Trusted Brand / Từ Văn hóa đáng tin đến Thương hiệu uy tín” - nhằm cung cấp cho các nhà lãnh đạo, các chuyên gia một hệ thống lý luận nền tảng, cũng như một phương pháp cụ thể để giúp những người tham dự biết cách xây dựng “High-Trust Culture” (Văn hóa đáng tin) và “Trusted Brands” (Thương hiệu uy tín) cho chính mình, cho tổ chức, và cho cả xã hội mà mình đang sống.
Tuy nhiên, nếu như hiểu rằng “thương hiệu” là “cái hiệu được thương” thì cũng đồng nghĩa với việc xây dựng thương hiệu là một thách thức lớn đối với mọi doanh nghiệp. Bởi lẽ, muốn có cái “hiệu” (nổi tiếng) thì không khó, nhưng để cái “hiệu” đó được “thương” (uy tín) là điều không hề dễ dàng.
Và “Tốc độ của Niềm tin” (Speed of Trust) là một trong số những phương pháp hay nhất, đặc sắc nhất về cách thức kiến tạo văn hóa và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, hiện phương pháp nổi tiếng này đang được áp dụng rộng rãi tại hơn 160 quốc gia trên toàn thế giới.
Sắp tới đây, vào ngày 20/6/2018 tại TP.HCM, “Cha đẻ” của phương pháp Kiến tạo văn hóa và Xây dựng thương hiệu bằng “Tốc độ của Niềm Tin” - Stephen M. R. Covey - tác giả quyển sách “The Speed of Trust - The One Thing That Changes Everything” sẽ lần đầu tiên đến Việt Nam để chia sẻ và trình bày về phương pháp đặc biệt này tại Hội thảo về Quản Trị Kinh Doanh với chủ đề “THE SPEED OF TRUST - From High-Trust Culture to Trusted Brand / Từ Văn hóa đáng tin đến Thương hiệu uy tín” - nhằm cung cấp cho các nhà lãnh đạo, các chuyên gia một hệ thống lý luận nền tảng, cũng như một phương pháp cụ thể để giúp những người tham dự biết cách xây dựng “High-Trust Culture” (Văn hóa đáng tin) và “Trusted Brands” (Thương hiệu uy tín) cho chính mình, cho tổ chức, và cho cả xã hội mà mình đang sống.
THÔNG TIN VỀ HỘI THẢO
|
KIẾN TẠO VĂN HÓA VÀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU BẰNG “SPEED OF TRUST”
Phương pháp “Speed of Trust” chỉ ra rằng, muốn có thương hiệu uy tín (Trusted Brands) thì cần phải có một tổ chức đáng tin và văn hóa đáng tin (Trusted Organization & High-Trust Culture); muốn có một tổ chức đáng tin và văn hóa đáng tin thì cần phải có đội ngũ đáng tin (Trusted Team); muốn có đội ngũ đáng tin thì cần phải có con người đáng tin (Trusted People).
Khi một người muốn được tin cậy bởi người khác (Trusted by Others) thì trước hết người đó phải có “tự trọng / sự đáng tin từ bên trong” (Self-Trust). Nếu tự mình thấy mình không đáng tin thì sẽ không bao giờ có được sự tin cậy của người khác. Ngược lại, khi mình thực sự có “Self-Trust” (có thiện căn và đức tin, có lương tri và phẩm giá ở bên trong con người mình) thì mặc nhiên mình sẽ nhận được sự tin cậy của người khác.
Như vậy, một thương hiệu uy tín (Trusted Brands) sẽ là hệ quả của những con người đáng tin (Trusted People), đội ngũ đáng tin (Trusted Team), văn hóa đáng tin (High-Trust Culture) và tổ chức đáng tin (Trusted Organization). Nói cách khác, hành trình từ “Tự trọng cá nhân” (Self-Trust) đến “Văn hóa đáng tin" (High-Trust Culture) và từ “Văn hóa đáng tin" (High-Trust Culture) đến “Thương hiệu tổ chức” (Trusted Brands) cũng chính là cách thức xây dựng thương hiệu hay nhất, hiệu quả nhất và bền vững nhất đối với mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp và mọi quốc gia.
Với phương cách độc đáo này, xây dựng thương hiệu không chỉ là công việc của bộ phận Nhân sự hay Marketing hay công việc của Ban lãnh đạo Công ty như lâu nay, mà đó còn là trách nhiệm thực sự của mỗi thành viên trong toàn tổ chức. Nói cách khác, mỗi nhân viên đều là người xây dựng thương hiệu công ty.
Giá trị lớn nhất của doanh nghiệp không phải là “cái hiệu” mà là “cái hiệu được thương” (thương hiệu); Tài sản lớn nhất của doanh nghiệp không phải là con người, mà là con người đáng tin. Và “đáng tin” không chỉ là “thương hiệu”, là “tài sản”, là “văn hóa” (văn hóa cá nhân, văn hóa tổ chức, văn hóa xã hội...), mà còn là “doanh thu”, là “chi phí” của doanh nghiệp. Bởi lẽ, khi có thương hiệu mạnh thì doanh thu sẽ tăng, chi phí sẽ giảm và hệ quả là lợi nhuận của doanh nghiệp cũng sẽ tăng nhanh và tăng bền vững.
Vui lòng xem chi tiết và đăng ký tại CHUYÊN TRANG HỘI THẢO
Stephen M. R. Covey là chuyên gia hàng đầu thế giới về Kiến tạo văn hóa & Xây dựng thương hiệu. Ông là tác giả nổi tiếng của cuốn sách “Tốc độ của Niềm tin” và là "cha đẻ" của phương pháp Kiến tạo văn hóa và Xây dựng thương hiệu bằng “Tốc độ của Niềm tin”. Hiện phương pháp nổi tiếng này đang được áp dụng rộng rãi tại hơn 160 quốc gia trên toàn thế giới.
Ông chính là sáng lập viên & CEO của Tổ chức CoveyLink Worldwide; Là diễn giả, tác giả & nhà tư vấn nổi tiếng có sức thu hút lớn qua các lý thuyết về niềm tin, nghệ thuật lãnh đạo, đạo đức học kinh doanh & hiệu quả hoạt động, Covey thường xuyên được mời làm diễn giả chính cho các hội nghị, hội thảo toàn cầu và cho các tập đoàn lớn trong Top 500 Fortune khắp nơi trên thế giới. Tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Trường Kinh doanh Harvard thuộc Đại học Harvard, ông từng là CEO của Covey Leadership Center. Dưới sự lãnh đạo của ông, trung tâm này đã trở thành một tổ chức chuyên sâu về phát triển lãnh đạo hàng đầu trên thế giới và sau này được đổi tên thành FranklinCovey. Ông cũng chính là con trai và được xem là “chân truyền” của tác giả huyền thoại Stephen R. Covey với tác phẩm kinh điển “7 Thói quen Hiệu quả” (The 7 Habits of Highly Effective People). |