15+ Tố chất lãnh đạo để dẫn dắt đội ngũ vượt qua khủng hoảng

Tố chất lãnh đạo không thuộc về những người đứng đầu hệ thống, cấp bậc của tổ chức, cũng như không chỉ áp dụng cho những người có những phẩm chất mà chúng ta thường coi là của lãnh đạo, mà điều này dành cho tất cả mọi người. Trên thực tế, mỗi nhà lãnh đạo có thể có một số phong cách lãnh đạo khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết trong số họ có thể sở hữu một tập hợp các tố chất chất lãnh đạo xuất sắc giống nhau để thành công.

Sự tôn trọng

Các nhà lãnh đạo có tư duy xuất sắc sẽ đối xử tôn trọng với nhóm, điều này có thể giúp họ nhận được sự tôn trọng ngược lại. Họ coi trọng phản hồi và muốn nghe ý kiến của đồng đội. Các nhà lãnh đạo hiệu quả thể hiện sự tôn trọng bằng cách trao quyền cho nhân viên đưa ra quyết định và sự hỗ trợ về chuyên môn của họ để đạt được mục tiêu. Thể hiện sự tôn trọng cũng sẽ xây dựng ý thức về giá trị và cam kết của họ đối với tổ chức.

Các nhà lãnh đạo có tư duy xuất sắc sẽ đối xử tôn trọng với nhóm, điều này có thể giúp họ nhận được sự tôn trọng ngược lại. Họ coi trọng phản hồi và muốn nghe ý kiến của đồng đội

Chính trực

Điều cần thiết đối với các nhà lãnh đạo là hành động với tính xác thực, trung thực, chính trực và đáng tin cậy. Tố chất của người lãnh đạo xuất sắc sẽ không nói một đằng làm một nẻo, hoặc nếu họ mắc lỗi, họ sẽ nhận trách nhiệm thay vì đổ lỗi cho tập thể. Chính trực cũng có nghĩa là đối xử công bằng với nhân viên và đề cao giá trị của doanh nghiệp. Điều này không chỉ tạo niềm tin cho các thành viên khác trong nhóm mà còn khuyến khích họ hành động một cách chính trực.

Chính trực là nền tảng của tố chất lãnh đạo tốt và bảo vệ niềm tin của mình. Bất kể tình huống khó khăn như thế nào, một nhà lãnh đạo giỏi sẽ truyền cảm hứng bằng các nguyên tắc mà không lựa chọn thỏa hiệp hay lựa chọn suy nghĩ, hành động vì lợi ích cá nhân.

Sự quyết đoán

Môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp buộc các nhà lãnh đạo phải đưa ra các quyết định chiến lược một cách nhanh chóng, khiến tính quyết đoán trở thành một trong những tố chất quan trọng của một nhà lãnh đạo giỏi. Trong quá trình lãnh đạo, có những quyết định phải được đưa ra nhanh chóng mà không có đủ thời gian để thu thập và phân tích tất cả các thông tin có liên quan. Với tình huống đó, sự quyết đoán là cực kỳ cần thiết.

Tuy nhiên, để đưa ra quyết định đúng đắn, sự quyết đoán không đơn thuần chỉ dựa trên cảm tính mà còn phải dựa trên sự đánh giá kỹ lưỡng của tình hình, các tùy chọn và những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra.

sự quyết đoán là cực kỳ cần thiết trong tố chất của người lãnh đạo tài ba

Tự tin

Các nhà lãnh đạo thường phải đưa ra những quyết định lớn và những quyết định này thường đi kèm với những rủi ro lớn. Trở thành một nhà lãnh đạo mang lại nhiều chức trách to lớn, vì khi họ là người chấp nhận rủi ro, họ cũng có thể phải chịu trách nhiệm nếu mọi thứ diễn ra không như ý muốn. Nhưng thay vì thể hiện sự lo lắng trong hành vi của mình, nhà lãnh đạo phải bình tĩnh, tự tin và kiên quyết.

Hơn nữa, có thể luôn có những người không đồng tình với những quyết định của người lãnh đạo. Mặc dù điều quan trọng là phải lắng nghe các quan điểm khác, nhưng một nhà lãnh đạo không thể lùi bước trước những lời chỉ trích hoặc phán xét không có căn cứ. Họ cần có sự tự tin để gạt bỏ những người nghi ngờ và tin vào trực giác của mình khi biết bản thân đang lựa chọn đúng.

Đạo đức

Đạo đức liên quan đến độ tin cậy và sự tôn trọng của người khác đối với người lãnh đạo đó. Một người lãnh đạo có đạo đức nghề nghiệp sẽ luôn đặt mục tiêu của tổ chức/ đội nhóm lên hàng đầu và có trách nhiệm đối với các quyết định của mình, đảm bảo rằng chúng hiệu quả và có lợi cho tất cả mọi người.

Đạo đức còn giúp người lãnh đạo xây dựng được lòng tin, sự tôn trọng từ những người trong tổ chức hoặc đội nhóm của mình, xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh và tăng khả năng giữ chân nhân viên. Đạo đức là một giá trị trường tồn, nhờ đó, con người có thể đối xử với nhau một cách tôn trọng, cùng chia sẻ các giá trị chung, tạo dựng một tinh thần đoàn kết và hợp tác vì mục tiêu chung.

Khiêm tốn

Một nhà lãnh đạo giỏi luôn vị tha và luôn nghĩ cho cấp dưới của mình. Đó là lý do tại sao hầu hết các nhà lãnh đạo vĩ đại áp dụng các phong cách lãnh đạo đều nhấn mạnh nhiều vào việc giải quyết vấn đề và động lực của nhóm thay vì tập trung vào việc tự đắc.

Theo đó, họ sẽ đánh giá bản thân một cách khách quan và coi các thành viên trong nhóm là những đối tác đáng tin cậy, có thể đóng góp vào sự thành công của tổ chức. Sự khiêm nhường cũng giúp người lãnh đạo dễ dàng tiếp nhận ý kiến và góp ý từ các thành viên, khuyến khích sự tham gia và phản hồi của họ.

Sự đồng cảm

Hiểu vấn đề của cấp dưới và cảm nhận khó khăn của họ là bước đầu tiên để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba. Một nhà lãnh đạo đồng cảm là người có lòng trắc ẩn và biết cách kết nối với những thành viên trong nhóm, tổ chức. Họ quan tâm đến nhu cầu và kỳ vọng của các thành viên. Và thay vì đi đến kết luận gay gắt nếu hiệu suất của nhân viên giảm sút, họ tìm cách hiểu nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Tố chất của người lãnh đạo này giúp tăng cường sự tin tưởng, tín nhiệm từ người khác.

Hiểu vấn đề của cấp dưới và cảm nhận khó khăn của họ là bước đầu tiên để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba

Truyền cảm hứng

Khả năng kích thích động lực và truyền năng lượng cho các thành viên trong tổ chức/ đội nhóm sẽ giúp họ tập trung và cống hiến hơn. Một người lãnh đạo truyền cảm hứng có khả năng thúc đẩy sự đam mê và niềm tin của các thành viên trong nhóm, đồng thời giúp họ hiểu rõ được tầm nhìn và mục tiêu chung của tổ chức. Tạo ra một môi trường làm việc tích cực, lành mạnh và nhiều năng lượng.

Để truyền cảm hứng đến các thành viên, người lãnh đạo cần phải có khả năng giao tiếp tốt, giải thích một cách rõ ràng và có những căn cứ, lý lẽ thuyết phục về tầm quan trọng và ý nghĩa của mục tiêu. Họ cũng cần phải có khả năng động viên và hỗ trợ các thành viên trong nhóm khi cần thiết.

>> Xem thêm Chương trình: Tạo động lực làm việc cho nhân viên

Sự linh hoạt

Trong môi trường kinh doanh hiện đại, có rất nhiều yếu tố bất định và khó đoán trước. Một nhà lãnh đạo linh hoạt cần có khả năng thích nghi với các thay đổi và tình huống khác nhau, nhưng vẫn giữ được tầm nhìn chiến lược và đảm bảo sự liên tục trong hoạt động của tổ chức.

Sự linh hoạt giúp họ có khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng và ứng phó với các tình huống mới một cách hiệu quả. Tố chất lãnh đạo này cũng giúp cho nhà lãnh đạo thích nghi với các thay đổi trong môi trường kinh doanh, điều này đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định chiến lược và phát triển kế hoạch dài hạn cho doanh nghiệp.

Trí tuệ cảm xúc

Những nhà lãnh đạo giỏi luôn có ảnh hưởng nhưng quan trọng là làm thế nào để họ tăng sức ảnh hưởng của mình đến mức mọi người chấp nhận những gì họ nói. Và các nhà lãnh đạo có thể làm điều này bằng cách kết nối với mọi người về mặt cảm xúc. Đó là nơi trí tuệ cảm xúc phát huy tác dụng.

Với trí tuệ cảm xúc, nhà lãnh đạo có thể kiểm soát cảm xúc, ngăn cản những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến kỹ năng ra quyết định. Hơn nữa, những nhà lãnh đạo có trí tuệ cảm xúc rất giỏi trong việc thấu hiểu và quan tâm đến cảm xúc của người khác. Bên cạnh đó, tố chất lãnh đạo này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết xung đột.

Kiên nhẫn

Các nhà lãnh đạo xuất sắc biết rằng những sai lầm, thông tin sai lệch và thất bại là một phần của nơi làm việc, khi đó sự kiên nhẫn có thể giúp nhóm của họ khắc phục những sai sót, vấn đề tại nơi làm việc. Kiên nhẫn liên quan đến việc hiểu rằng sai lầm vẫn có thể tiếp tục xảy ra, nhà lãnh đạo nên biết chấp nhận sai lầm khi chúng xảy ra và tập trung nỗ lực để duy trì năng suất.

Tố chất của người lãnh đạo xuất sắc bao gồm sự kiên nhẫn

Công bằng

Một nhà lãnh đạo công bằng sẽ đối xử với các thành viên trong đội nhóm một cách bình đẳng, không phân biệt đối xử hay ưu ái bất kỳ cá nhân/ nhóm nào. Họ sẽ đưa ra các quyết định dựa trên các tiêu chí khách quan và công bằng, không bị ảnh hưởng bởi những quan điểm cá nhân hay tình cảm.

Sự công bằng cũng bao gồm việc đánh giá hiệu quả làm việc của các thành viên trong nhóm dựa trên các tiêu chuẩn chung. Đảm bảo mọi thành viên đều có cơ hội phát triển và đóng góp vào sự thành công của tổ chức. Công bằng cũng giúp tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh và nhiều động lực, giúp đội ngũ nhân viên cảm thấy được tôn trọng và công nhận. Điều này giúp tăng tính đồng đội, sự tương tác giữa các thành viên, tạo ra một môi trường làm việc tích cực và động lực.

Tầm nhìn xa trông rộng

Người nhìn xa trông rộng là một thuật ngữ được định nghĩa khá rộng. Những người nhìn xa trông rộng có thể nhìn thấy kết quả cuối cùng trước khi bắt đầu triển khai.

Một người lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng sẽ có khả năng dự đoán, phân tích các xu hướng, thị trường và công nghệ mới, từ đó đưa ra các kế hoạch, chiến lược phù hợp với mục tiêu của tổ chức hoặc đội nhóm. Họ có thể nhìn nhận được những thay đổi và thách thức chưa tới nhưng có thể xảy ra trong tương lai, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp.

Điều này cũng đòi hỏi người lãnh đạo có khả năng sáng tạo và đổi mới, để tạo ra các sản phẩm/ dịch vụ mới, giải quyết các vấn đề phức tạp và tạo ra giá trị cho tổ chức hoặc đội nhóm.

Tầm nhìn xa trông rộng giúp người lãnh đạo có thể đưa ra quyết định đúng đắn và hiệu quả trong việc phát triển tổ chức hoặc đội nhóm. Nó giúp họ tạo ra một chiến lược và một kế hoạch để đạt được mục tiêu dài hạn của tổ chức hoặc đội nhóm và đồng thời tạo đà phát triển bền vững cho tương lai.

Sẵn sàng hy sinh

Đặc biệt là trong các tình huống khó khăn và nguy hiểm, nhà lãnh đạo sẵn sàng hy sinh sẽ đặt lợi ích của tổ chức lên hàng đầu, thậm chí khi đó có thể phải đánh đổi những lợi ích cá nhân của mình. Arnold H Glasow từng nói rằng: “Một nhà lãnh đạo giỏi nhận phần trách nhiệm nhiều hơn một chút và phần công trạng của mình ít hơn một chút”.

Tuy nhiên, sự sẵn sàng hy sinh cũng cần được kết hợp với sự cân nhắc và đánh giá rủi ro. Việc đánh giá tình hình một cách kỹ lưỡng và đưa ra các quyết định dựa trên các thông tin khách quan sẽ cho thấy rằng sự hy sinh của nhà lãnh đạo có ý nghĩa và mang lại giá trị thực tế cho tổ chức.

Tự nhận thức

Tự nhận thức đi đôi với việc ham học hỏi, ý thức cập nhật kiến thức và rèn luyện kỹ năng liên tục. Tự nhận thức cũng là mong muốn tìm hiểu về bản thân và những gì có thể làm tốt hơn. Tự nhận thức cũng có thể giúp một nhà lãnh đạo phát triển phong cách lãnh đạo phù hợp với tính cách của họ.

Một cách tốt để các nhà lãnh đạo phát triển sự tự nhận thức là thu hút phản hồi từ nhân viên hoặc đồng nghiệp. Không nên cảm thấy bị xúc phạm bởi những lời chỉ trích - đây chỉ là thông tin giúp bản thân mỗi người trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn.

Tố chất của người lãnh đạo xuất sắc bao gồm tự nhận thức

Bằng cách mài dũa những tố chất của người lãnh đạo, mỗi người đều có thể học hỏi và phát triển để thúc đẩy nhóm của mình hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Và quan trọng là, không nhất thiết phải ở vị trí quản lý mới có có tố chất lãnh đạo. Trên thực tế, bất kỳ ai hy vọng được thăng tiến trong tương lai đều nên nỗ lực phát triển những tố chất của người lãnh đạo ngay từ hôm nay.

>> Tham khảo:

Chương trình đào tạo

GLP - LÃNH ĐẠO TOÀN CẦU
GLP - Global Leadership Program

Phát triển "NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO ĐỘT PHÁ"
với Chương trình "LÃNH ĐẠO TOÀN CẦU"

Dành cho Lãnh đạo Cấp cao của các doanh nghiệp.

GLP là chương trình đào tạo danh giá nhất của PACE,
được triển khai bởi PACE & 5 đối tác danh tiếng toàn cầu:
FranklinCovey; Blanchard; AMA; SHRM & BSV.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Chương trình đào tạo

CEO - GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
CEO - Chief Executive Officer

Chương trình CEO của PACE là chương trình đào tạo CEO đầu tiên tại Việt Nam,
có bề dày triển khai hơn 2 thập kỷ và có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam.

Kể từ ngày ra đời, CEO luôn là chương trình phát triển năng lực quản trị và lãnh đạo
được doanh nhân lựa chọn theo học nhiều nhất.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 369