4 HIỂU NHẦM PHỔ BIẾN VỀ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC ĐA THẾ HỆ

Một môi trường đa dạng lực lượng lao động sẽ góp phần tạo ra nền văn hóa năng động cho tổ chức. Tuy nhiên bên cạnh đó, những mâu thuẫn vì khoảng cách thế hệ có thể gây ra nhiều rắc rối, ví dụ những câu ta thường nghe như “giới trẻ ngày nay….” hoặc “lớn tuổi rồi làm sao học”..
Nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại, các nhà Quản trị Nhân sự phải là người phân biệt được đâu là tin đồn, đâu là sự thật để có giải pháp tối ưu nguồn nhân lực cho tổ chức.
Dưới đây là 4 hiểu nhầm mọi người thường nghĩ tới về một môi trường làm việc đa thế hệ.
 

Các nhà Quản trị Nhân sự phải là người phân biệt được đâu là tin đồn, đâu là sự thật để có giải pháp tối ưu nguồn nhân lực cho tổ chức.

 


Hiểu nhầm 1: Các nhân viên trẻ tuổi làm việc tốt hơn những người lớn tuổi?

Theo North, trí thông minh mềm (fluid intelligence), được định nghĩa là khả năng giải quyết vấn đề mới, đúng là sẽ giảm dần theo từng năm tăng lên của độ tuổi.

Nhưng một khía cạnh quan trọng khác của bộ não là trí thông minh cứng (crystallized intelligence)- khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề hiện tại. Đây là năng lực ổn định, đôi khi là tăng lên trong suốt tuổi thọ.

Nhiều yếu tố then chốt khác thường được tăng lên theo độ tuổi bao gồm sự tận tâm, cảm xúc hài lòng, sự trung thành và độ phức tạp của ngôn ngữ. “Nghiên cứu cũng chứng minh rằng rất nhiều thứ sẽ trở nên tốt hơn", North nói.
Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng, các nhân viên càng nhiều tuổi nếu được ban quản lý khuyến khích học tập, họ sẽ càng tích cực hơn. "Để mọi người có thể thích nghi với những trải nghiệm mới, chúng ta cần đảm bảo rằng họ được trau dồi năng lực và cảm thấy được ủy quyền.

Kết luận là: "Không có mối liên hệ cụ thể giữa tuổi tác và hiệu quả công việc", North nói.

Hiểu nhầm 2: Các công ty không đủ tài chính để giữ chân những nhân viên kì cựu nhiều kinh nghiệm?

Đây là lý do mà nhiều nhà quản lý tuyển dụng thường dùng để biện minh cho việc loại trừ những ứng cử viên "vượt quá tiêu chuẩn".  
Tuy nhiên, trong thực tế, những gì mà người lao động nhiều tuổi mong muốn nhất không phải là một khoản tiền lương lớn, nhiều chuyên gia lưu ý – mà là chính sách làm việc linh hoạt. Neddy Perez, nhà tư vấn chính của D & I Creative Solutions, cho biết: "Những người giỏi muốn gắn bó với nơi làm việc lâu hơn, nhưng họ muốn làm việc bán thời gian.”

Hiểu nhầm 3: Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và HR đang ưu tiên cho sự đa dạng về tuổi tác?

Có thể một số nơi đang áp dụng xu hướng đó- nhưng nhìn chung, đa số các công ty không như vậy. Theo ông Jim Link, giám đốc bộ phận nhân sự của Randstad, trong 64% các CEO nói rằng họ muốn các sáng kiến ​​về sự đa dạng trong công ty, thì chỉ 8% nói rằng yếu tố tuổi tác là một phần trong nỗ lực của họ, trích dẫn theo nghiên cứu của PwC.

Đôi khi các nhà lãnh đạo Nhân sự có sự phân biệt đối xử về tuổi tác khi họ sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ trong bảng mô tả công việc, phong cách hài hước và khá khó hiểu với những người lớn tuổi.

Có lẽ đó là lý do tại sao các nghiên cứu đã thống kê được rằng trong những bộ hồ sơ xin việc gửi đến đã ẩn đi số tuổi, thì những người lớn tuổi có khả năng nhận được phản hồi từ công ty ít hơn 40% so với những người trẻ tuổi có trình độ tương đương. North nói: "Nhiều chủ nghĩa phân biệt chủng tộc rất tinh tế và được xã hội chấp nhận.

 

 

 

 

 

Theo nghiên cứu của PwC, chỉ 8% các CEO nói rằng yếu tố tuổi tác là một phần trong nỗ lực thực hiện sáng kiến ​​về sự đa dạng trong công ty của họ.

 


Hiểu nhầm 4: Bằng cách từ chối nghỉ hưu, những nhân viên lớn tuổi đang “tước đi” việc làm của những người trẻ hơn?

Xuất phát từ quan niệm rằng mỗi công việc sẽ chỉ cần một lực lượng cố định để thực hiện, do đó, nếu phân khúc dân số này làm nhiều hơn thì số cơ hội cho số còn lại sẽ ít hơn. Điều này hoàn toàn không đúng.
Thay vào đó, quan trọng là năng lực của mỗi cá nhân. Các bạn, làm ơn, đây không phải là cuộc chiến giữa các thế hệ.

 

 

 

Theo: SHRM.org