5 ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VÀO QUÁN LÝ NHÂN SỰ

Bài biết được lược dịch theo quan điểm của tác giả Meghan M. Biro - nhà lãnh đạo phát triển công nghệ, chiến lược nhân sự tại Mỹ, là người sáng lập và giám đốc điều hành Talenculture.

Việc lựa chọn một nền tảng công nghệ thích hợp cho quản lý không phải là điều đơn giản. Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, không thiếu các công cụ hỗ trợ cho tổ chức hay nhà quản trị nhân sự trong việc quản lý dữ liệu. Nhưng chính việc có quá nhiều sự lựa chọn lại gây ra khó khăn khác liên quan đến quy mô của tổ chức, chi phí đi kèm và hiệu suất mang lại.  Các tổ chức có thể trang bị cho mình một hệ thống quản lý dữ liệu mạnh, có khả năng xử lý nhanh nhưng câu hỏi được đặt ra rằng liệu với quy mô của tổ chức hiện tại và hướng phát triển trong tương lai sắp tới, hệ thống này sẽ có thể hoạt động hết công suất của nó?

Sức mạnh của công nghệ ứng dụng vào các mặt của xã hội là rất lớn nhưng thật khó để cảm nhận một cách trực quan khả năng của điện toán đám mây, blockchain, big data… Các nhà quản trị nhân sự không nên chạy theo sự phát triển công nghệ một cách mù quáng mà cần phải nhận thức được những gì mà tổ chức đang cần.  Khi đưa ra quyết định công nghệ nhân sự, hãy chú ý đến năm điểm mù này.

1. Hiểu rõ nhu cầu hiện tại.
 
Trước tiên, phải xác định được nhu cầu hiện tại, nhà quản trị nhân sự phải hiểu rõ vấn đề mà tổ chức đang cần nhu cầu tuyển dụng, hệ thống quản lý tiền lương, hay quản lý hiệu suất, …. Nếu hệ thống đang sử dụng vẫn còn hiệu quả, thân thiện với người sử dụng, hãy nghĩ đễn việc tích hợp các chức năng hỗ trợ vào hệ thống trước khi tìm hiểu việc thay mới. Công nghệ nhân sự có thể tùy biến hơn bao giờ hết, điều quan trọng là phù hợp với nhu cầu và tránh được sự lãng phí.

2. Đừng để ngộ nhận bởi vẻ bề ngoài.
 
Quay lại vấn đề nhu cầu của tổ chức, có thật sự rằng tổ chức của bạn đang cần một kho lưu trữ khổng lồ   và sẽ sử dụng hết được tiềm năng của những sản phẩm công nghệ hay blockchain có thật sự là nhu cầu cần thiết ở hiện tại hay không. Đừng để sự kỳ diệu hay tính tiện dụng nào của công nghệ che mất thực tế hiện tại. Phải cân nhắc kỹ càng trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào.

3. Chính sách chăm sóc khách hàng tốt.
 
Chăm sóc khách hàng không chỉ là hình thức. Với tư thế là người đi mua hàng, tổ chức cần yêu cầu về một chương trình chăm sóc khách hàng tốt và kịp thời.  Không chỉ trong giai đoạn đầu khi áp dụng công nghệ vào quy trình mà cần đòi hỏi sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật từ bên cung cấp dịch vụ mỗi khi có nhu cầu. Bất cứ những cập nhật, chỉnh sửa đều cần được thông tin một cách đầy đủ, rõ ràng. Hơn thế nữa, các tổ chức cũng cần có những đánh giá ngược lại về hiệu suất mà nền tảng công nghệ mang lại.

4. Chắc chắn về dịch vụ nhận được.
 
Dù quy mô của tổ chức ở mức độ nào đều có quyền đòi hỏi nhận được một sản phẩm và dịch vụ xứng đáng. Đứng ở vị trí người mua hàng, dù là doanh nghiệp nhỏ hay một công ty khởi nghiệp đều có quyền yêu cầu sự tận tình từ nhà cung cấp. Trước khi có quyết định, cần nghiên cứu kỹ về các đối tác của nhà cung cấp và sự có sự đánh giá về mức độ tin cậy. Dữ liệu thực tế thuyết phục hơn nhiều so với câu chuyện về những câu chuyện đánh bóng thương hiệu. Chắc chắn rằng, ban lãnh đạo sẽ quan tâm đến giá trị của sản phẩm hơn là những lời quảng cáo.

5. Thân thiện khi sử dụng.
 
Sẽ thế nào nếu hệ thống gặp vấn đề kỹ thuật và không có người biết cách xử lý ngay tại tời điểm đó? Sẽ thế nào nếu việc trục trặc dẫn đến thất thoát dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp? Các chuyên gia nhân sự hay các nhà lãnh đạo không phải là kỹ sư phần mềm, họ không có đủ chuyên môn và kiến thức trong lĩnh vực này để xử lý những phát sinh ngoài ý muốn. Chắc chắn không một nhà điều hành nào muốn “mắc kẹt” trong hệ thống những câu hỏi thường gặp (FAQ) mà không có một sự trợ giúp nào khác. Vì vậy việc đòi hỏi một nền tảng thân thiện, không quá khó để nắm bắt cũng là một đòi hỏi không quá đáng và cần được thoả mãn.
 
Theo SHRM.ORG
 
Để đồng hành trên hành trình quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế, SHRM Vietnam và Trường Doanh Nhân PACE đã nghiên cứu triển khai Chương trình đào tạo “Quản trị Nhân sự Quốc tế” / “International Human Resource Management” (gọi tắt là “IHRM”). 
 
 
Chương trình đào tạo
 
QUẢN TRỊ NHÂN SỰ QUỐC TẾ
International Human Resource Management/IHRM

 

Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế

 

   Khai giảng: Ngày 13/09/2018 tại TP.HCM
Khai giảng: ngày 20/09/2018 tại Hà Nội


Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY