7 DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VỀ NHÂN VIÊN CỦA BẠN

Vì những khó khăn kinh tế hiện nay, nhiều người gặp khó khăn và khó vượt qua các vấn đề cả về cá nhân và chuyên môn. Ở nơi làm việc, họ giống như đang làm công việc của hai hay ba người vì cấp trên họ chỉ muốn tăng hiệu suất làm việc. Hoặc họ lo lắng về lần sa thải kế tiếp. Ở nhà, lo lắng về vấn đề thu hồi tài sản hoặc thậm chí không kiếm đủ ăn là chuyện rất thực tế.
 
 

Những việc căng thẳng như thế có thể thổi phồng vấn đề tại nơi làm việc. Mặc dù rất nhiều dấu hiệu cảnh báo vẫn chưa được kiểm chứng giữa môi trường kinh doanh bận rộn, người chủ có để ý một cách hệ thống đến nhân viên của mình sẽ chuẩn bị tốt hơn nhằm giải quyết các vấn đề xảy đến hoặc hoàn toàn ngăn chặn được chúng.

Đây là 7 dấu hiệu nhận biết nhân viên có vấn đề và việc cần làm với họ.

Dấu hiệu nhận biết: La lối, ngôn từ thô lỗ, hay bắt nạt
Tín hiệu này có thể là: Lạm dụng
Chúng ta cần: Nếu người chủ hoặc người quản trị chứng kiến hoặc biết về hành vi đi từ những biểu lộ vô tâm đến tạo nên môi trường làm việc chống đối, thì nên hành động ngay. Mô tả những hành vi không mong muốn và chỉ rõ hậu quả nếu tiếp tục. Lên kế hoạch, họp mặt định kì như họp mặt nhóm mỗi tuần hoặc đánh giá nhận xét năng lực mỗi quý, điều này có thể giúp người quản trị có thể theo sát những việc diễn ra với nhân viên và cho phép họ giải quyết vấn để nếu chúng nảy sinh.

Dấu hiệu nhận biết: chất lượng làm việc tệ, thiếu kết quả, trốn tránh trách nhiệm, giảm hiệu suất
Tín hiệu này có thể là: vấn đề năng suất trong công việc
Chúng ta cần: ngồi xuống cùng nhân viên và phát triển một kế hoạch cải thiện, đảm bảo bao gồm những mục tiêu cụ thể. Kế hoạch nên bao gồm khung thời gian cho việc hoàn thành. Nếu nhân viên không đạt được yêu cầu đã đề ra, kế tiếp sẽ là những hoạt động theo quy định kỷ luật, từ việc cảnh cáo đến chấm dứt công việc của nhân viên đó cần được xem xét.

Dấu hiệu nhận biết: đến trễ, rời sớm, thời gian nghỉ ngơi dài hơn, gọi xin nghỉ ốm thường xuyên hơn.
Dấu hiệu có thể là: thiếu tinh thần, động lực và sự kết nối
Chúng ta cần: nếu tình huống này chỉ xảy ra với một nhân viên, hãy nói chuyện trực tiếp để tìm ra nguyên nhân. Nếu nó diễn ra khắp phòng ban hoặc cả công ty, hãy xem xét tiến hành một bài khảo sát để tìm ra ngọn nguồn nguyên nhân. Thiếu tính lãnh đạo, thiếu đào tạo và quá trình vận hành không hiệu quả, những thứ đó có thể gây ảnh hưởng lớn đế động lực làm việc.

Dấu hiệu nhận biết: có mặt lẻ tẻ, vắng mặt thường xuyên và kéo dài, trễ deadline, hành vi thất thường, thương tích khi làm việc, giảm hiệu suất làm việc.
Dấu hiệu có thể là: lạm dụng chất
Chúng ta cần: nói chuyện về sự thể hiện trong công việc và vấn đề chuyên cần, đặt kỳ vọng rõ ràng. Nếu công ty bạn có chương trình hỗ trợ nhân viên, một chương trình phúc lợi nhân viên nhắm vào giúp đỡ nhân viên với những vấn đề cá nhân có ảnh hưởng tiêu cực lên công việc, sức khỏe của họ. Nếu công ty có quy định không dùng thuốc tại nơi làm việc, hãy cho họ biết điều đó. Nếu hành vi tiếp diễn, kỷ luật sẽ được áp dụng.

Dấu hiệu nhận biết: làm việc trễ vào ban đêm mà không rõ nguyên nhân, cạo râu hoặc đánh răng trong phòng vệ sinh cơ quan, ngủ tại bàn làm việc, không tương tác, giao thiệp với đồng nghiệp.
Dấu hiệu có thể là: Vấn đề cá nhân ở nhà
Chúng ta cần: Quan tâm nhiều hơn đến họ, mô tả những hành vi có thể quan sát được và nhắc nhở họ một cách thân thiện về những hành vi phù hợp tại nơi làm việc. Tỏ ra quan tâm. Nếu công ty bạn có chương trình hỗ trợ nhân viên, hãy nhờ họ giúp đỡ. Xem xét việc đề xuất thời gian trống để làm rõ vấn đề.

Dấu hiệu nhận biết: Thô lỗ với nhân viên hoặc bên quản lý.
Dấu hiệu có thể là: Tiềm tàng bạo lực nơi làm việc
Chúng ta cần: dù là lời đe họa hay hành động, sự thô lỗ cần được ngăn chặn lại ngay. Tình huống này được đánh giá đế bảo vệ những nhân viên khác. Nếu cấp bách, hãy gọi cảnh sát. Hãy đặt tư vấn bắt buộc với những yêu cầu rằng bác sĩ điều trị sẽ là người làm giúp nhân viên giải quyết trọn vẹn để quay lại công việc.
 
Dấu hiệu nhận biết: có sự cách biệt với người khác, thể hiện cảm xúc cho thấy cuộc đời này vô nghĩa, cho đi đồ của mình, lơ là ngoại hình và vấn đề vệ sinh, giảm hiệu suất làm việc đột ngột, nói về “sắp xếp mọi chuyện của họ”.
Dấu hiệu ở đây là: trầm cảm nặng, có ý nghĩ tự tử.
Chúng ta cần: dấu hiệu cảnh báo cho việc tự tử không rõ ràng, và danh sách ở trên khác xa với việc mệt mỏi. Đồng nghiệp của một nhân viên thường là người đầu tiên nhận thấy thứ gì đó thiếu đi. Nếu có bất cứ mối quan tâm nào về chuyện nhân viên có thể sẽ gây hại, hãy hỗ trợ họ, mời tư vấn cho họ nếu cần thiết.  
 
Nếu người quản trị nhận thấy những dấu hiệu này, bước đầu tiên là nên đưa anh ta đến một nơi khác, trong môi trường chỉ một người nói với một người, hỏi rằng “ Mọi thứ ổn với anh chứ?”, thường những cử chỉ quan tâm đơn giản sẽ đủ để bắt đầu cuộc trò chuyện và hiểu hơn chuyện gì đang xảy ra với nhân viên của mình.
 
Theo Entrepreneur
 

Chương trình đào tạo
 
logo_IHRM.png

 

 Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự
tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế

 

   Khai giảng: Ngày 19/03/2020 tại TP.HCM
Khai giảng: Ngày 26/03/2020 tại Hà Nội


Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY