Bí quyết Quản trị Nhân sự "Vỏ quýt dày" & "Móng tay nhọn"
Con người vẫn luôn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành – bại của bất kỳ tổ chức nào. Chính vì thế, quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đó là việc không hề dễ dàng, nhất là khi trong đội ngũ của bạn tồn tại những nhân viên “đặc biệt”. Để hiểu rõ và tận dụng tốt nhất tiềm năng từng “cá tính” nhân sự - đó là cả một nghệ thuật trong cách dùng người
.
.
Một tập thể nhân sự sẽ luôn có những cá thể “khác biệt”
Thế nên, “vỏ quýt dày” cần có “móng tay nhọn” – đối với những cá thể “khác biệt” trong tổ chức, người quản trị nhân sự cần sử dụng những biện pháp tinh tế cho từng trường hợp để tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp mình:
1. Đối với “Người tự kiêu”:
Thực tế, đa phần những người có tố chất lãnh đạo đều có một sự tự kiêu nhất định và ‘cái tôi’ lớn, khiến họ thiếu quan tâm đến những người xung quanh và đôi khi tạo cảm giác khó chịu trong môi trường làm việc. Mặc dù vậy, với bản tính khao khát sự chú ý, những nhân viên tự kiêu thường là những người rất nghiêm túc với thành quả công việc, trân trọng quyền lực, và rất nhạy cảm với những lời chỉ trích.
Chính vì vậy, biên pháp hợp lý nhất để hợp tác với họ là đưa ra những lợi ích đi kèm với trách nghiệm trong công việc. Đó chính là những yếu tố nhằm tạo thử thách giúp duy trì khả năng làm việc hiệu quả, cũng như giảm bớt sự tư kiêu vốn có của họ.
2. Đối với “Người thụ động”:
Biểu hiện thụ động thường xuất hiện ở những nhân viên lâu năm, khi cảm giác thử thách trong công việc không còn nữa, hoặc cũng có thể mang tính gây hấn – một hình thức tức giận gián tiếp. Không giống như những nhân viên có tính tự kiêu, người thụ đông có khả năng đồng cảm và lắng nghe, cũng như có khao khát thăng tiến. Đây chính là yếu tố bạn có thể tận dụng để tạo động lực cho họ.
Việc cần làm của một người quản trị nhân sự trong trường hợp này chính là thể hiện rõ những gì bạn cần từ họ, cho họ thời hạn hoàn thành công việc và đặc biệt là phải kiểm soát chặt chẽ tiến độ công việc một cách khéo léo.
3. Đối với “Người nóng tính”:
“Giận quá mất khôn” vẫn là câu nói mà hàng ngày chúng ta vẫn nhắc nhở nhau để có thể kiềm chế cơn giận của mình. Những người nóng tính bộc phát lại thường mất đi khả năng “giữ mình” đó. Chính những hành động, suy nghĩ và lời nói lúc nóng giận của họ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc của tất cả mọi người - bao gồm cả chính họ. Tệ hơn nữa, nó còn có thể dẫn tới những hành vị bạo lực mất kiểm soát.
1. Đối với “Người tự kiêu”:
Thực tế, đa phần những người có tố chất lãnh đạo đều có một sự tự kiêu nhất định và ‘cái tôi’ lớn, khiến họ thiếu quan tâm đến những người xung quanh và đôi khi tạo cảm giác khó chịu trong môi trường làm việc. Mặc dù vậy, với bản tính khao khát sự chú ý, những nhân viên tự kiêu thường là những người rất nghiêm túc với thành quả công việc, trân trọng quyền lực, và rất nhạy cảm với những lời chỉ trích.
Chính vì vậy, biên pháp hợp lý nhất để hợp tác với họ là đưa ra những lợi ích đi kèm với trách nghiệm trong công việc. Đó chính là những yếu tố nhằm tạo thử thách giúp duy trì khả năng làm việc hiệu quả, cũng như giảm bớt sự tư kiêu vốn có của họ.
2. Đối với “Người thụ động”:
Biểu hiện thụ động thường xuất hiện ở những nhân viên lâu năm, khi cảm giác thử thách trong công việc không còn nữa, hoặc cũng có thể mang tính gây hấn – một hình thức tức giận gián tiếp. Không giống như những nhân viên có tính tự kiêu, người thụ đông có khả năng đồng cảm và lắng nghe, cũng như có khao khát thăng tiến. Đây chính là yếu tố bạn có thể tận dụng để tạo động lực cho họ.
Việc cần làm của một người quản trị nhân sự trong trường hợp này chính là thể hiện rõ những gì bạn cần từ họ, cho họ thời hạn hoàn thành công việc và đặc biệt là phải kiểm soát chặt chẽ tiến độ công việc một cách khéo léo.
3. Đối với “Người nóng tính”:
“Giận quá mất khôn” vẫn là câu nói mà hàng ngày chúng ta vẫn nhắc nhở nhau để có thể kiềm chế cơn giận của mình. Những người nóng tính bộc phát lại thường mất đi khả năng “giữ mình” đó. Chính những hành động, suy nghĩ và lời nói lúc nóng giận của họ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc của tất cả mọi người - bao gồm cả chính họ. Tệ hơn nữa, nó còn có thể dẫn tới những hành vị bạo lực mất kiểm soát.
Nóng giận làm cho công việc trở nên căng thẳng
Đối với những nhân viên này, việc thấu hiểu cảm xúc của họ là vô cùng cần thiết. Họ chắc chắn sẽ cần một người biết lắng nghe, thấu hiểu và thực sự tâm lý để có thể trao đổi và làm việc. Đặc biệt, họ thường là người có tính quyết đoán cao và khả năng chấp nhận rủi ro. Nếu nhìn thấy được tiềm năng trong họ, hãy dành cho họ những khoảng thời gian trao đổi trực tiếp, thẳng thắn và nhẹ nhàng. Đồng thời hãy giải quyết những vấn đề mà họ đang gặp phải, thứ mà khiến họ tức giận, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng và nể phục từ họ.
4. Đối với “Người nhiều chuyện”:
Trong môi trường làm việc mà chúng ta đã và đang trải qua, không khó để gặp những nhân viên “bà tám”. Họ thường có “biệt tài” làm sự tập trung khi làm việc của các thành viên khác đi chệch hướng. Tệ hơn, những thông tin sai lệch có thể gây ra mâu thuẫn nội bộ, ảnh hưởng rất xấu đến quá trình làm việc và thành quả chung.
Thông thường những người này có khả năng hướng ngoại và có kỹ năng giao tiếp tốt. Sẽ rất phù hợp nếu họ thực hiện những công việc cần những kỹ năng đó.người quản trị nhân sự cũng cần nói rõ cho họ hiểu những “tác động không tốt” từ họ đã ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả công việc cũng như thái độ làm việc của những người xung quanh.
----------------------
Điều quan trọng đối với người quản trị trong những cách ứng xử trên chính là việc trao đổi trực tiếp và thẳng thắn với nhân viên của mình. Điều này chứng tỏ rằng bạn thật sự coi trọng họ, thật sự quan tâm đến vấn đề mà họ đang gặp phải và sẵn sàng giải quyết nó bằng giải pháp tốt nhất để đem lại lợi ích cho cả nhân viên và tổ chức.
Hơn nữa, để ngày càng am hiểu “thuật dùng người”, người quản trị nhân sự cần thực sự tinh tế cả về cách nghĩ và cách làm, cũng như cần có ý thức nâng tầm năng lực quản trị của mình mỗi ngày để bắt kịp các xu hướng quản trị nhân sự toàn cầu.
4. Đối với “Người nhiều chuyện”:
Trong môi trường làm việc mà chúng ta đã và đang trải qua, không khó để gặp những nhân viên “bà tám”. Họ thường có “biệt tài” làm sự tập trung khi làm việc của các thành viên khác đi chệch hướng. Tệ hơn, những thông tin sai lệch có thể gây ra mâu thuẫn nội bộ, ảnh hưởng rất xấu đến quá trình làm việc và thành quả chung.
Thông thường những người này có khả năng hướng ngoại và có kỹ năng giao tiếp tốt. Sẽ rất phù hợp nếu họ thực hiện những công việc cần những kỹ năng đó.người quản trị nhân sự cũng cần nói rõ cho họ hiểu những “tác động không tốt” từ họ đã ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả công việc cũng như thái độ làm việc của những người xung quanh.
----------------------
Điều quan trọng đối với người quản trị trong những cách ứng xử trên chính là việc trao đổi trực tiếp và thẳng thắn với nhân viên của mình. Điều này chứng tỏ rằng bạn thật sự coi trọng họ, thật sự quan tâm đến vấn đề mà họ đang gặp phải và sẵn sàng giải quyết nó bằng giải pháp tốt nhất để đem lại lợi ích cho cả nhân viên và tổ chức.
Hơn nữa, để ngày càng am hiểu “thuật dùng người”, người quản trị nhân sự cần thực sự tinh tế cả về cách nghĩ và cách làm, cũng như cần có ý thức nâng tầm năng lực quản trị của mình mỗi ngày để bắt kịp các xu hướng quản trị nhân sự toàn cầu.
(Nguồn: đại học UCLA - Mỹ)