CÁC CÁCH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC NHÂN SỰ HIỆU QUẢ
Ba phần quan trọng cho sự thành công của một doanh nghiệp chính là kế hoạch kinh doanh, một kế hoạch chiến lược và kế hoạch nhân sự; bước quan trọng ở đây là đảm bảo sự tích hợp của ba kế hoạch này. Kế hoạch nhân sự là một trong những yếu tố giúp đào tạo nhân viên vận hành doanh nghiệp theo đúng chiến lược. Đây là hành động cơ sở để cấp quản lý có thể tuyển dụng theo định hướng doanh nghiệp, chuẩn bị để xử lý tỉ lệ biến động nhân sự và nuôi dưỡng nhân tài. Hãy cùng xem qua một số cách để tạo ra chiến lược nhân sự sáng tạo, hiệu quả và hợp lí.
Lực lượng lao động - Thực hiện đánh giá kĩ lưỡng lực lượng nhân viên hiện tại, xác định kiến thức, kĩ năng và năng lực của họ để từ đó phát triển chiến lược hợp lí. Nhà nhân sự cũng cần cân nhắc nhân tài với những yếu tố không có trong hồ sơ. Ví dụ, nhân viên nhập dữ liệu có thể có kĩ năng giao tiếp tuyệt vời; trong tương lai họ có thể phát triển tốt trong bộ phận bán hàng. Điều này có thể xảy ra bằng cách đánh giá hiệu suất thường xuyên để hiểu rõ nhân viên nếu họ có thể xử lí thêm các trách nhiệm khác ngoài công việc hiện tại. Nếu có một nhóm nhân viên luôn đạt thứ hạng cao trong đánh giá, họ đã sẵn sàng để đảm nhiệm những vai trò thử thách hơn.
Phát triển nhân viên – Công việc của nhân viên cần được gắn liền với mục tiêu của doanh nghiệp, và do đó nhà nhân sự cần làm rõ định hướng để xác định từng kĩ năng hiện tại của nhân viên và tích hợp tất cả những năng lực đó với mục tiêu chung của tổ chức. Hãy đảm bảo rằng nhà nhân sự đã có một kế hoạch phát triển nhân viên trong trường hợp nàyvà luôn có sự cải tiến dành cho nhóm nhân viên dẫn đầu. Các nghiên cứu thấy rằng nhân viên quyết định gắn bó lâu dài với tổ chức khi họ có nhiều cơ hội phát triển ở đó. Đây chính là bước thứ 2 để đánh giá nhân lực hiện tại.
Kế hoạch kế thừa – Với sự tăng trưởng liên tục, thay đổi là điều tất yếu. Nhà nhân sự cần chuẩn bị nâng cao nhân lực, đặc biệt là với sự thay đổi ở các nhóm quản lý cấp cao và tái cấu trúc các bộ phận. Một kế hoạch kế thừa giúp giảm thiểu sự gián đoạn trong công việc bằng cách xác định những vai trò quan trọng trong tổ chức với những nhân viên có đủ năng lực đảm nhiệm những vị trí này nhằm có sự thay thế, bổ sung kịp thời khi có người nào đó nghỉ việc. Nhà nhân sự cũng có thể chọn nhân viên tham gia vào kế hoạch này để chia sẻ tinh thần minh bạch, xây dựng lòng tin và chuẩn bị cho họ trong trường hợp cần phát triển ngay lập tức.
Phân tích các khoản chênh lệch – Sự phân tích này giúp nhà nhân sự hiểu tổ chức mình đang ở đâu so với vị trí đặt ra trong tương lai, giúp đánh giá các hoạt động nhân sự và cơ sở hạ tầng để biết tổ chức vẫn đang thiếu điều gì. Sự phân tích cũng giúp nhà nhân sự xem xét hồ sơ, sổ tay nhân viên, các chương trình đào tạo và bản tóm tắt hiệu suất chung trình bày về sự tăng trưởng của doanh nghiệp; để từ đó xác định các hành động bổ sung kịp thời đảm bảo sự phát triển đúng định hướng đã đề ra. Phân tích các khoản chênh lệch là hành động trợ giúp cho cả sự phát triển nhân viên và kế hoạch kế thừa.
Hệ thống quản lý hiệu suất – Không có công thức thành công cụ thể nào khi nói về quản lý hiệu suất. Tuy nhiên, nếu muốn thực hiện một cách thành công, một hệ thống tốt có thể hỗ trợ tất cả các bước trên vì kết quả của tiến trình quản lý hiệu suất sẽ giúp nhà nhân sự hiểu rõ khả năng của doanh nghiệp đang ở đâu, cần trở thành những gì và làm thế nào để đạt được những thành tựu đề ra. Chức năng của hệ thống quản lý hiệu suất như là xương sống của chiến lược nhân sự và giúp tổ chức đạt được mọi mục tiêu nếu được sử dụng một cách khách quan và có tính xây dựng.
Chiến lược giữ chân nhân tài – Hình ảnh của một doanh nghiệp được hiểu theo các số liệu như: doanh thu hàng năm, số lợi nhuận, và số năm trung bình một nhân viên làm việc cho tổ chức đó. Việc thực hiện kế hoạch giữ chân nhân tài bắt đầu từ chính quá trình tuyển dụng, nhân viên có phù hợp với văn hóa hay không, nhân viên có nắm rõ trách nhiệm công việc của họ không, và quan trọng hơn hết là làm thế nào để tổ chức hỗ trợ sự phát triển của nhân viên theo cùng sự phát triển chung của doanh nghiệp. Một chiến lược giữ chân nhân tài tốt sẽ giúp tiết kiệm thời gian và nỗ lực vào việc tuyển người mới rồi đào tạo họ. Nhưng một kế hoạch hiệu quả cần là một tiến trình được duy trì liên tục, tích hợp trong mọi quy trình khác của nhân sự và được hỗ trợ từ các cấp quản lý.
Không có lối tắt cho một chiến lược nhân sự thành công, tất cả đều cần hoạch định và cấu trúc theo mục tiêu và tầm nhìn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhà nhân sự nên theo dõi định kì về mức độ hiệu quả và thành công của các kế hoạch, liệu nó có tạo ra những thay đổi nào theo yêu cầu không. Chỉ cần ghi nhớ, một chiến lược nhân sự sẽ hổ trợ tổ chức ở mọi cấp độ. Do đó, nhà nhân sự phải giữ vững chiến lược cơ bản và phần còn lại sẽ tự hoạt động theo đó.
THEO ENTREPRENEUR
Để đồng hành trên hành trình quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế, SHRM Vietnam và Trường Doanh Nhân PACE đã nghiên cứu triển khai Chương trình đào tạo “Quản trị Nhân sự Quốc tế” / “International Human Resource Management” (gọi tắt là “IHRM”).
Chương trình đào tạo
Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự
tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế
Khai giảng: Ngày 19/09/2019 tại TP.HCM
Khai giảng: ngày 26/09/2019 tại Hà Nội
|