CÁCH GIAO TIẾP VỚI NHÂN VIÊN KHI XẢY RA KHỦNG HOẢNG

Bill Tibbo, tác giả cuốn sách Leadership in the Eye of the Storm, người đã từng tư vấn cho các công ty trên bốn châu lục về cách sửa chữa và hồi phục sau sự kiện khủng hoảng. Ông đã đưa ra các hướng dẫn để giúp các nhà quản lý- đặc biệt là các Chuyên gia nhân sự, cách điều hướng thoát ra khỏi khủng hoảng bằng cách tập trung vào nhân viên và gia đình của họ, và sau đó mới tới nhu cầu của tổ chức.
 
Ông viết: "Tập trung vào con người là cách tốt nhất để quản lý khủng hoảng. Đó không chỉ đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra suôn sẻ mà còn có thể giúp tăng sự đoàn kết trong cộng đồng, bao gồm cả giúp tăng lòng trung thành, cải thiện tinh thần và gầy dựng một đội ngũ vững chắc.
 
Tibbo gợi ý sử dụng các kỹ thuật sau để đáp ứng nhu cầu của nhân viên trong thời gian khủng hoảng:
 
Phân bổ người theo tài năng chứ không phải theo bảng mô tả công việc. Trong một cuộc khủng hoảng, các nhà lãnh đạo cần trân trọng những tư duy phản trực giác, rằng các nhóm nhân tài mới vẫn có thể tạo ra những giải pháp hiệu quả cho vấn đề này dù trước đây chưa từng xảy ra. Bên cạnh đó, các nhóm đa dạng về thành viên sẽ tạo nên sự sáng tạo vì có nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau.

 
 
Bắt đầu bằng cách giải quyết các nhu cầu cơ bản nhất và sau đó lần lượt bóc tách các vấn đề lớn thành các phần nhỏ hơn.

Bắt đầu bằng việc giải quyết các vấn đề đơn giản để hóa giải các vấn đề phức tạp.
Thông thường, trong bất kì cuộc khủng hoảng nào, những vấn đề rắc rối dường như càng bị nghiêm trọng hóa và khiến người trong cuộc bối rối. Khi cảm thấy tình hình có vẻ quá phức tạp và không có cách nào giải quyết được. Hãy bình tĩnh. Bạn chỉ cần bắt đầu với những thứ nhỏ nhất.
Bắt đầu bằng cách giải quyết các nhu cầu cơ bản nhất và sau đó lần lượt bóc tách các vấn đề lớn thành các phần nhỏ hơn. Lắng nghe nhân viên để hiều được những gì đang xảy ra ở các bộ phận.
 
Hãy cởi mở để học hỏi và tiếp nhận cách suy nghĩ mới. Một khi đã xảy ra khủng hoảng, nhà lãnh đạo cần biết buông bỏ cách suy nghĩ cũ. Không níu kéo những thứ đã từng giúp mình thành công. Trải qua các giai đoạn, học hỏi, buông bỏ, rồi ôn lại nhiều lần nữa để đảm bảo không bị bỏ lại phía sau và đuổi kịp sự tăng trưởng.
 
Chú ý đến cảm xúc của mọi người. Tuy điều này không dễ dàng chút nào, nhưng bạn phải biết cách vực dậy tinh thần của nhân viên. Các nhà lãnh đạo quan tâm đến ý tưởng này sẽ ít có những kì vọng “ảo tưởng” hơn vì họ hiểu chặng đường dẫn đến thành công dài hạn của công ty gắn liền với sự phục hồi của người lao động.
 
Dùng thêm quân hỗ trợ. Một trong những cách quản lý khủng hoảng hiệu quả nhất là nhờ sự giúp đỡ của một đội viện trợ, hay còn gọi là “nhóm thời vụ” vì họ chỉ có mặt trong thời gian cần thiết. Ví dụ, đưa các nhà quản lý cấp cao vào vị trí cộng tác và hỗ trợ sâu sát cùng đội ngũ nhân viên “tiền tuyến” sẽ đem lại trải nghiệm cực kỳ mạnh mẽ.
 
Hỗ trợ ban quản lý. Khi tạo ra các nhóm phản hồi, hãy nhớ liên kết với các nhà quản lý bằng cách ủng hộ những nỗ lực và đáp ứng nhu cầu của họ. Tạo điều kiện để họ tham gia nhiều nhất có thể vào công tác phân bổ nguồn lực, thiết lập các ưu tiên và định hướng quá trình phục hồi.
 
Source: SHRM.org