CÁCH PHỎNG VẤN NHÂN VIÊN LÀM VIỆC TỪ XA

Dưới đây là tóm tắt phần hai trong cuốn sách ăn khách mới xuất bản của Paul Falcone “96 câu hỏi hiệu quả để phỏng vấn trong tuyển dụng” (Amacom/HarperCollins, 2018).

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, giờ đây nhân viên có thể không cần đến chấm công tại văn phòng mà vẫn có thể làm tốt công việc và đạt hiệu quả tốt. Vì vậy, điều này đã góp phần làm đa dạng hơn công tác tuyển dụng, sự linh hoạt trong quá trình phỏng vấn và đáp ứng mục tiêu quản lý sự nghiệp của ứng viên. Theo đó, nhà nhân sự nên chuẩn bị những kĩ năng phỏng vấn đặc biệt khi tuyển dụng nhân viên làm việc từ xa.

Paul Falcone đưa ra các ý tưởng về phỏng vấn và tuyển dụng những người không làm việc trong cùng một văn phòng, tòa nhà hay bất cứ trụ sở nào. Mục tiêu là để tiết kiệm thời gian và xác định các khả năng, tính cách của ứng viên và tìm ra được người phù hợp. Việc quản lý nhân sự phân tán ở nhiều nơi sẽ rất phức tạp và khó khăn cho các nhà nhân sự, và các yêu cầu về kĩ năng lãnh đạo của nhân sự cũng như năng lực của ứng viên vì thế cũng có sự khác biệt so với thông thường.

 
remote-employees-1.jpg


Charles M.Vance, giáo sư về quản lý nhân sự tại đại học Loyola Marymount, Mỹ cho biết: “Những nhân viên làm từ xa có thể làm việc trong nhiều thành phố, quốc gia, múi thời gian khác nhau và chỉ giao tiếp qua các thiết bị công nghệ”. Chiến lược tốt nhất để quản lý nhóm nhân viên này dựa vào các yếu tố như: mô hình kinh doanh của tổ chức, văn hóa, giá trị, điểm mạnh của nhóm lãnh đạo và các nhu cầu của nhân viên. Một thách thức khác dành cho nhà nhân sự là không thể biết chính xác thời gian, nỗ lực làm việc cũng như tâm lý bị cách ly khỏi tổ chức của nhóm nhân viên làm việc từ xa. Họ có thể cảm thấy bất an, khó gắn kết hoặc cho rằng lựa chọn nghề nghiệp bị giới hạn.

Angela Gardner – đối tác về truyền thông, giải trí kĩ thuật số tại công ty Heidrick & Struggles cho rằng: “Nhân viên có thể nghĩ làm việc tại nhà là sự may mắn. Tuy nhiên, họ sẽ nhanh chóng nhận ra mình đã bỏ lỡ các mối quan hệ xã hội với người quản lý và đồng nghiệp như thế nào”. Mục tiêu của nhà nhân sự trong việc tuyển dụng nhân viên từ xa là để tối ưu các lợi thế và giảm thiểu rủi ro đối với thách thức này. Những câu hỏi bên dưới có thể giúp nhà nhân sự nhận ra được ứng viên nào phù hợp với tổ chức.

Ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc từ xa trước đó (ưu tiên nhóm này)
  • Tại sao bạn không thích làm việc tại văn phòng? Bạn nghĩ điều gì làm nên thành công trong các công việc từ xa trước đó của bạn?
  • Chia sẻ với tôi những kì vọng cụ thể cho một công việc từ xa tiếp theo của bạn là gì.
  • Tôi luôn tìm kiếm một nhóm có thể làm việc với nhau từ xa – những người có thể tự thúc đẩy bản thân và tinh thần làm việc độc lập cao. Điều gì mô tả gần đúng về bạn nhất? Bạn có thể cho tôi một ví dụ về cách bạn tự gắn kết với công việc và công ty?
  • Trước đây, bạn có gặp khó khăn gì trong việc gắn bó với công ty và đồng nghiệp khi làm việc từ xa không? Nếu có, bạn làm thế nào để vượt qua?
  • Nếu bạn nhận công việc này và thành công trong vòng 1 năm sau đó, bạn nghĩ kết quả đạt được sẽ là gì?
Ứng viên không có kinh nghiệm làm việc từ xa (không ưu tiên, rủi ro cao)
  • Theo bạn, ưu điểm và yếu điểm khi làm việc từ xa là gì?
  • Nếu làm việc từ xa, bạn sẽ quan tâm đến điều nào nhất?
  • Lo ngại lớn nhất của bạn là gì nếu không làm việc cùng không gian với sếp và đồng nghiệp khác?
  • Hầu hết mọi người đều không thể làm việc hiệu quả nếu không có sự quản lý của tổ chức. Vì vậy, để làm việc thành công tại nhà là kĩ năng cần thời gian và cam kết. Bạn sẽ làm thế nào để thực hiện những điều này nếu chưa từng làm qua trước đây?
 
remote-employees.jpg


Thiết lập quy trình phản hồi và giao tiếp
  • Chia sẻ với tôi bạn đã giao tiếp với quản lý và đồng nghiệp như thế nào? Bạn có từng tham gia những cuộc đối thoại trực tiếp hay trực tuyến tại công ty trước không?
  • Bạn thiết lập các mối quan hệ và giao tiếp với đồng nghiệp như thế nào?
  • Một vài trưởng nhóm lo lắng về hiệu quả và môi trường làm việc trực tuyến bởi vì họ không thể kiểm soát những gì đang xảy ra. Bạn làm gì để giải quyết các mối lo ngại này?
  • Bạn mong muốn khoảng bao lâu sẽ nhận được phản hồi của tôi? Bạn hi vọng nhận được bao nhiêu lượng cấu trúc, hướng dẫn và phản hồi liên quan tới công việc từ người quản lý trực tiếp?
  • Giao tiếp và trách nhiệm thường đi đôi với nhau. Làm thế nào để bạn đảm bảo tôi có thể tin tưởng vào công việc và mức độ phù hợp của bạn?
Thiết lập mong muốn và đo lường kết quả
  • Các tiêu chuẩn đo lường bạn từng sử dụng trong kinh nghiệm trước đây là gì? Ví dụ như phiếu ghi điểm, chỉ số hiệu suất hay khảo sát sự hài lòng của khách hàng chẳng hạn? Cái nào hiệu quả nhất với bạn?
  • Mô tả các công việc bạn dự định làm, phác thảo về hiệu suất làm việc khi bạn thực hiện tốt công việc. Bạn làm thế nào để đánh giá hiệu suất của mình?
  • Khi nói đến hiệu suất công việc của nhân viên làm từ xa, tôi cho rằng họ đạt được thành công khi tạo ra mục tiêu của riêng họ, liệt kê những gì cần làm, hiệu số cá nhân, lịch ghi chú kết quả theo quý và tương tự. Bạn có từng làm như vậy trước đây không? Nếu không, bạn nghĩ làm thế nào để thể hiện được kết quả công việc của mình?
  • Với các đánh giá hiệu quả công việc và phản hồi bạn nhận được từ công ty trước về khả năng thực hiện và thích ứng trong môi trường làm việc từ xa, bạn nghĩ đâu là điểm mạnh nhất của bạn trong lĩnh vực này?
  • Lần cuối cùng người quản lý trực tiếp đánh giá công việc của bạn một cách bất ngờ là khi nào? Kết quả ra sao và bạn nhận được những phản hồi gì?
Với mục đích tạo sự rõ ràng, minh bạch và truyền đạt thông tin chính xác khi quản lý nhân viên làm việc từ xa, các tiêu chuẩn phối hợp làm việc theo nhóm sẽ cao hơn so với những người làm việc tại văn phòng. Sự sắp xếp công việc linh hoạt có thể tạo ra mạng lưới tuyển dụng nhân tài rộng lớn hơn, đem đến cho nhà nhân sự nhiều thuận lợi và cơ hội chiêu mộ người tài hơn. Làm việc khác địa điểm không có nghĩa là tư tưởng cũng khác nhau, với những câu hỏi trên, nhà nhân sự có thể tập trung vào phát triển hệ thống giao tiếp và xây dựng nhóm cũng như kĩ năng lãnh đạo riêng dành cho các nhân viên làm việc từ xa.
THEO SHRM.ORG
 
Để đồng hành trên hành trình quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế, SHRM Vietnam và Trường Doanh Nhân PACE đã nghiên cứu triển khai Chương trình đào tạo “Quản trị Nhân sự Quốc tế” / “International Human Resource Management” (gọi tắt là “IHRM”). 
 

 

 

Chương trình đào tạo
 
QUẢN TRỊ NHÂN SỰ QUỐC TẾ
International Human Resource Management/IHRM

 

Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế

 

   Khai giảng: Ngày 13/09/2018 tại TP.HCM
Khai giảng: ngày 20/09/2018 tại Hà Nội


Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY