CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG “NHÂN VIÊN TÍCH CỰC” MÀ NHÀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ CẦN BIẾT
Tất cả những thay đổi lộn xộn đang diễn ra trong các tổ chức hiện nay chủ yếu đến từ yếu tố con người.
A. Sophie Wade, tác giả cuốn sách Embracing Progress: Next Steps for the Future of Work đã nhận xét: “Mỗi tổ chức giống như một sinh vật sống vậy. Hãy chú ý giữ lấy những yếu tố nhân văn đó".
Nếu muốn giữ chân nhân viên và khuyến khích họ làm việc năng suất hơn, các công ty nên tạo điều kiện để họ được tham gia và có cơ hội cá nhân hóa kinh nghiệm nghề nghiệp đã có.
Tuy nhiên, thực tế thì không bao giờ hoàn hảo, bà Wade nhận xét, nhiều nhà quản lý nhân sự đã không chuẩn bị để đối phó với lực lượng lao động phân tán, và các tài năng thì bỏ lỡ nhiều cơ hội thăng tiến. Do đó, công ty nên phát triển một chuẩn mực chung để đáp ứng nhu cầu của các nhân viên hợp đồng và cho phép nhân viên luân chuyển qua nhiều vị trí khác nhau trong tổ chức.
Chinwe Onyeagoro, chủ tịch của tổ chức Great Place to Work US đã cho rằng các tổ chức thành công là nơi mà người lao động có thể tin tưởng vào các lãnh đạo và là nơi họ cảm thấy được đối xử công bằng.
Sau hơn 30 năm nghiên cứu đánh giá các công ty, bà Onyeagoro đã nói: "Nói cho cùng, mọi người trong công ty đều có một mong muốn giống nhau: họ muốn được tự hào với những gì đã làm, muốn vui vẻ với đồng nghiệp và có thể tin tưởng vào cộng sự. Đặc biệt, họ muốn nhà lãnh đạo giữ được uy tín, tôn trọng và đối xử quan tâm đúng mực đến họ".
Nếu một công ty muốn được công nhận là nơi tuyệt vời để làm việc thì phải chắc chắn đảm bảo cảm xúc cuối ngày của nhân viên luôn tích cực.
Bên cạnh đó cần phải "thiết lập các tiêu chuẩn, củng cố chúng và các nhà lãnh đạo phải là người chịu trách nhiệm duy trì. Những quy chuẩn đó phải được nêu rõ ràng trong bảng hướng dẫn mô tả hành vi, tích hợp vào hoạt động tuyển dụng cũng như trong công tác hội nhập cho nhân viên mới.
Sheri Feinzig, Giám đốc Tư vấn Quản lý Nhân tài của IBM và là đồng tác giả của quyển sách The Power of People, đã nghiên cứu cách mà một nhân viên tích cực có thể đóng góp cho tổ chức.
Các chỉ số được đo lường như sau:
. Cảm giác được thuộc về: Nhân viên cảm thấy mình một phần của tổ chức.
. Mục đích: hiểu tầm quan trọng của công việc mỗi người.
. Thành tựu: cảm giác đạt được khi hoàn thành công việc.
. Hạnh phúc: cảm giác dễ chịu có được trong lúc làm việc.
. Sức mạnh: sự hiện diện của năng lượng, sự nhiệt tình và hứng thú trong công việc.
A. Sophie Wade, tác giả cuốn sách Embracing Progress: Next Steps for the Future of Work đã nhận xét: “Mỗi tổ chức giống như một sinh vật sống vậy. Hãy chú ý giữ lấy những yếu tố nhân văn đó".
Nếu muốn giữ chân nhân viên và khuyến khích họ làm việc năng suất hơn, các công ty nên tạo điều kiện để họ được tham gia và có cơ hội cá nhân hóa kinh nghiệm nghề nghiệp đã có.
Tuy nhiên, thực tế thì không bao giờ hoàn hảo, bà Wade nhận xét, nhiều nhà quản lý nhân sự đã không chuẩn bị để đối phó với lực lượng lao động phân tán, và các tài năng thì bỏ lỡ nhiều cơ hội thăng tiến. Do đó, công ty nên phát triển một chuẩn mực chung để đáp ứng nhu cầu của các nhân viên hợp đồng và cho phép nhân viên luân chuyển qua nhiều vị trí khác nhau trong tổ chức.
Chinwe Onyeagoro, chủ tịch của tổ chức Great Place to Work US đã cho rằng các tổ chức thành công là nơi mà người lao động có thể tin tưởng vào các lãnh đạo và là nơi họ cảm thấy được đối xử công bằng.
Sau hơn 30 năm nghiên cứu đánh giá các công ty, bà Onyeagoro đã nói: "Nói cho cùng, mọi người trong công ty đều có một mong muốn giống nhau: họ muốn được tự hào với những gì đã làm, muốn vui vẻ với đồng nghiệp và có thể tin tưởng vào cộng sự. Đặc biệt, họ muốn nhà lãnh đạo giữ được uy tín, tôn trọng và đối xử quan tâm đúng mực đến họ".
Nếu một công ty muốn được công nhận là nơi tuyệt vời để làm việc thì phải chắc chắn đảm bảo cảm xúc cuối ngày của nhân viên luôn tích cực.
Bên cạnh đó cần phải "thiết lập các tiêu chuẩn, củng cố chúng và các nhà lãnh đạo phải là người chịu trách nhiệm duy trì. Những quy chuẩn đó phải được nêu rõ ràng trong bảng hướng dẫn mô tả hành vi, tích hợp vào hoạt động tuyển dụng cũng như trong công tác hội nhập cho nhân viên mới.
Sheri Feinzig, Giám đốc Tư vấn Quản lý Nhân tài của IBM và là đồng tác giả của quyển sách The Power of People, đã nghiên cứu cách mà một nhân viên tích cực có thể đóng góp cho tổ chức.
Các chỉ số được đo lường như sau:
. Cảm giác được thuộc về: Nhân viên cảm thấy mình một phần của tổ chức.
. Mục đích: hiểu tầm quan trọng của công việc mỗi người.
. Thành tựu: cảm giác đạt được khi hoàn thành công việc.
. Hạnh phúc: cảm giác dễ chịu có được trong lúc làm việc.
. Sức mạnh: sự hiện diện của năng lượng, sự nhiệt tình và hứng thú trong công việc.
Nghiên cứu cho thấy rằng, càng có nhiều trải nghiệm tích cực, nhân viên càng nỗ lực nhiều hơn trong công việc và tỉ lệ nghỉ việc thấp hơn. Những nhân viên có điểm đánh giá các tiêu chí này thấp thì có gấp đôi khả năng muốn nghỉ việc. Feinzig nói, "trong nhóm top 25 % nhân viên có điểm số cao thường có tới 52 % trong số đó trung thành với công ty và 32 % sẽ nâng cao hiệu suất công việc."
Nghiên cứu cho thấy rõ rằng "trải nghiệm và sự cam kết của nhân viên luôn đi đôi với nhau", Feinzig nói. Cải thiện các trải nghiệm của nhân viên cần bắt đầu từ các nhà lãnh đạo và quản lý, họ phải "làm đúng quy trình để mọi người có thể biết rõ nhiệm vụ. Điều đó ảnh hưởng đến mức độ cam kết và hiệu quả trong công việc.”
Tuy nhiên, theo nghiên cứu, 44% nhân viên không cảm thấy các nhà lãnh đạo cấp cao đã đưa ra định hướng rõ ràng về vị trí tổ chức, và 37% cảm thấy quản lý của họ không phục vụ và hỗ trợ nhóm hiệu quả.
Công việc có ý nghĩa khi kỹ năng và tài năng của nhân viên được phát huy triệt để, đồng thời có sự chia sẻ, liên kết với các giá trị cốt lõi.
Nhân viên nào cảm thấy những ý tưởng và ý kiến đóng góp của họ có ý nghĩa quan trọng thì tỉ lệ hài lòng cao gấp đôi so với những người không cảm thấy như vậy (lần lượt chiếm 83% và 34%).
Các mối quan hệ hợp tác hỗ trợ trong công việc cũng được xem như một loại động lực quan trọng cho tinh thần làm việc tích cực. Những nhân viên có mối quan hệ tốt đẹp thường có cảm xúc tích cực hơn nhiều so với những người không không xây dựng được sự liên kết với đồng nghiệp ( lần lượt là 77 % và 35 %).
Theo nghiên cứu, nếu nhân viên càng tin tưởng vào tổ chức, họ càng có trách nhiệm và làm việc tận tâm hơn. Bên cạnh đó, những nhân viên tích cực thường sở hữu sự linh hoạt trong cách tổ chức sắp xếp công việc cũng như trong các khía cạnh khác của cuộc sống.
Người quản trị nhân sự giỏi cần lưu ý những yếu tố và chỉ số nói trên để tạo ra một môi trường làm việc tốt nhất cho đội ngũ mình, nhằm quản trị nguồn nhân lực hiệu quả cho công ty.
(Nguồn: SHRM.org)