CHÍNH SÁCH ĐẠO ĐỨC CÓ HÌNH THÀNH VĂN HÓA ĐẠO ĐỨC TRONG DOANH NGHIỆP KHÔNG?
Chuck Gallagher đang có một cuộc sống tốt đẹp. Ông có một căn nhà ấm cúng, một chiếc xe hơi và một chức danh kế toán công chứng ổn định. Nhưng Gallagher đã vứt bỏ tất cả khi “mượn” tiền từ tài khoản của khách hàng. Ông bị kết tội tham ô, trốn thuế vào năm 1995 và ngồi tù 18 tháng.
Vừa qua tại hội nghị SHRM thường niên năm 2018, Gallagher đã tạo hiệu ứng mạnh mẽ khi xuất hiện với bộ áo tù màu cam và mô tả cuộc hành trình của mình với các nhóm chuyên gia nhân sự. Ông muốn chứng minh rằng chỉ các chính sách đạo đức thôi là chưa đủ. Gallagher nói: “Chúng ta không nói về luật lệ mà phải bàn đến những động lực nào con người tuân thủ luật lệ đó.”
Vừa qua tại hội nghị SHRM thường niên năm 2018, Gallagher đã tạo hiệu ứng mạnh mẽ khi xuất hiện với bộ áo tù màu cam và mô tả cuộc hành trình của mình với các nhóm chuyên gia nhân sự. Ông muốn chứng minh rằng chỉ các chính sách đạo đức thôi là chưa đủ. Gallagher nói: “Chúng ta không nói về luật lệ mà phải bàn đến những động lực nào con người tuân thủ luật lệ đó.”
Học được rất nhiều từ sai lầm của bản thân, Gallagher giờ đây diễn thuyết ở vai trò là chủ tịch Ethics Resource Group – tổ chức cung cấp các khóa đào tạo về quy tắc đạo đức trong công việc cho các doanh nghiệp.
Thực tế là, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng họ không bao giờ làm trái chuẩn mực đạo đức hay vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, khi Gallagher hỏi có bao nhiêu người từng lái xe vượt quá tốc độ thì lại có rất nhiều cánh tay giơ lên. Tương tự như vậy, nhân viên thường có xu hướng tự hợp lý hóa việc sử dụng sai mục đích các thiết bị của công ty trong nhiều thời gian, như mua sắm trực tuyến trên máy tính trong giờ làm việc.
Gallagher cho rằng: “Thật dễ dàng để lựa chọn điều sai trái nếu hành động đó được xã hội chấp nhận”. Nhưng từ chính những việc nhỏ nhặt mỗi ngày lại có thể đẩy người ta vào những thứ tồi tệ hơn.
Vì sao nhân viên lại vi phạm đạo đức nghề nghiệp?
Không ai lên kế hoạch hủy hoại sự nghiệp của chính mình bằng việc phá vỡ nguyên tắc đạo đức của công ty hay làm điều phạm pháp. Nhưng các căng thẳng mất kiểm soát diễn ra hàng ngày có thể khiến họ bộc lộ phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy” (Fight or Flight), từ đó dẫn đến những hành vi lệch chuẩn đạo đức thông thường.
Các nguyên nhân căng thẳng phổ biến có thể kể đến như là tài chính, chuyện tình cảm hoặc các vấn đề liên quan đến sức khỏe.
“Nếu là một nhà lãnh đạo về đạo đức, liệu bạn có chú ý đến các nguyên nhân cảm xúc của nhân viên hay không?”
Để dẫn đến những hành vi trái đạo đức, một người có 3 yếu tố sau đây:
- Có nhu cầu. Một nhân viên ngân hàng địa phương luôn chi trả nhiều hơn số tiền kiếm được để giữ các mối liên hệ kinh doanh, anh ta sẽ bắt đầu vướng vào nợ nần và các khoản vay thế chấp. Đây chính là động cơ khiến anh ta “mượn” tiền từ tài khoản của khách hàng.
- Có cơ hội. Sau khi mượn, người nhân viên đó hoàn trả số tiền đã mượn nhưng bởi vì không nhận thức được hậu quả nên anh ta cứ lặp đi lặp lại hành động sai trái đó.
- Được hợp thức hóa. Dù biết bản thân đang phạm pháp nhưng người nhân viên này lại luôn tự thuyết phục bản thân rằng thực ra anh ta không làm gì sai, rằng anh ta chỉ mượn tiền của người khác rồi sẽ trả lại.
Biện pháp ngăn chặn hành vi phi đạo đức trong công việc
Để tạo ra một nền văn hóa đạo đức, nhà nhân sự cần thảo luận cởi mở và thường xuyên về các chuẩn mực và giá trị đạo đức chung trong tổ chức.
Nếu làm rõ các vấn đề đạo đức đang diễn ra hàng ngày tại nơi làm việc, mọi người sẽ nhận thức được tình huống và ngừng lại những hành động sai trái. Họ sẽ ý thức hơn về các hành vi phạm pháp và phi đạo đức được xã hội “hợp thức hóa” có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Chỉ tập trung vào việc tuân thủ chính sách sẽ không thể giải quyết nguồn gốc gây ra lựa chọn sai lầm của nhân viên. Hơn nữa, văn hóa đạo đức phải bắt đầu từ nhóm điều hành cấp cao, nếu những nhà lãnh đạo không làm gương, nhân viên sẽ không bao giờ làm theo.
Vì chuyên gia nhân sự là người thấu hiểu nhân viên trong tổ chức nhất nên chỉ có các nhà nhân sự mới có thể lãnh đạo về đạo đức bằng cách bắt đầu những cuộc thảo luận nhằm nâng cao ý thức của nhân viên và nhóm điều hành. Gallagher cho rằng: “Không chỉ hành động ảnh hưởng đến con người mà lời nói cũng có tác động không kém”
Sau buổi học, một chuyên gia nhân sự đã nói rằng cô muốn đưa những buổi thảo luận về đạo đức vào trong các khóa đào tạo quản lý tại công ty được diễn ra 3 lần một năm.
Brenda Sutherland, SHRM-CP, giám đốc nhân sự cấp cao tại The Buckle nghĩ rằng khi các chuyên gia nhân sự có nhiều ủng hộ từ nhóm điều hành, nhân viên sẽ được đào tạo, tham gia đối thoại, quan tâm đến các lựa chọn hàng ngày và đối diện với những hậu quả họ gây ra.
THEO SHRM.ORG
Để đồng hành trên hành trình quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế, SHRM Vietnam và Trường Doanh Nhân PACE đã nghiên cứu triển khai Chương trình đào tạo “Quản trị Nhân sự Quốc tế” / “International Human Resource Management” (gọi tắt là “IHRM”).
Chương trình đào tạo
QUẢN TRỊ NHÂN SỰ QUỐC TẾ
International Human Resource Management/IHRM Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế
Khai giảng: Ngày 13/09/2018 tại TP.HCM
Khai giảng: ngày 20/09/2018 tại Hà Nội
|