CHỌN NHÀ LÃNH ĐẠO NHÂN SỰ DỰA TRÊN 6 GIÁC QUAN

Dưới đây là chia sẻ của cô Barbara Schultz về góc nhìn của mình trong việc chọn nhà lãnh đạo nhân sự dựa trên 6 giác quan. Cô ấy là một Giám đốc nhân sự, một huấn luyện viên về phát triển nghề nghiệp và đồng thời cũng là hiệu trưởng của The Career Stager. Ngoài ra, cô ấy còn là một người viết lách tự do, nhằm chia sẻ các quan điểm của mình với các chuyên gia nhân sự về các chủ đề của việc quản lý và phát triển lực lượng lao động đa dạng như hiện nay.
 
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang trong quá trình xây dựng hồ sơ bao gồm các tiêu chí quan trọng nhằm tuyển dụng được nhà lãnh đạo nhân sự tài năng: các kỹ thuật chuyên môn và kỹ năng cần thiết, trình độ học vấn, các chứng chỉ uy tín, kinh nghiệm làm việc và các thành tích đạt được. Bên cạnh đó, ứng cử viên cần hiểu biết về doanh nghiệp và có tiềm năng phát huy được vai trò chiến lược của nhân sự góp phần hiện thực hóa chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi ứng cử viên đạt được các tiêu chí quan trọng mà bạn đặt ra, bạn sẽ đi đến luận rằng ứng cử viên này là tiềm năng và hoàn hảo cho vị trí nhân sự mà bạn đang tìm kiếm.
 
Nhưng theo kinh nghiệm tìm kiếm và thu hút nhân tài của tôi, việc cân nhắc các tiêu chí bằng các giác quan nhạy bén của một nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng là một điều rất quan trọng trong việc đưa ra quyết định chọn nhân tài đó.
 
Các giác quan giúp chúng ta cảm nhận và hiểu những điều xung quanh bằng sự nhạy bén và tinh tế. Nếu nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể quyết định đâu là ứng cử viên tiềm năng không chỉ dựa trên kiến thức chuyên môn mà còn đánh giá dựa trên các giác quan của mình, điều này sẽ tạo nên sự khác biệt trong việc xác định mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí đang tuyển dụng và dự đoán sự thành công trong tương lai.
 
Nhạy bén của Thị giác: Chia sẻ về Tầm nhìn
Các nhà lãnh đạo nhân sự tương lai cần phải hiểu và góp phần hiện thực hóa tầm nhìn của doanh nghiệp. Họ cần có một cái nhìn bao quát về tất cả những hoạt động đang diễn ra trong doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần cân nhắc về việc các lãnh đạo nhân sự tiềm năng có thật sự hiểu được giá trị của từng chức năng mà mình đảm nhận để tối ưu hóa vai trò chiến lược của mình chưa?
 
Tầm nhìn giúp doanh nghiệp hiện thực hóa giấc mơ của mình. Nếu các hoạt động và kế hoạch của lãnh đạo nhân sự có thể hỗ trợ nhằm hiện thực hóa tầm nhìn đó, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút và giữ chân nhân tài trong tương lai. “Khi sứ mệnh, tầm nhìn và những điều mà nhân viên tin tưởng không thống nhất với nhau thì các nhà lãnh đạo nhân sự cần có trách nhiệm thu hẹp khoảng cách đó lại và khiến chúng hòa hợp hài hòa với nhau”, Brendan Nicholls, SHRM-SCP, chuyên viên cố vấn nhân sự cho HUB International chia sẻ.
 
Sự nhạy bén của khứu giác: Thay đổi hướng khi cần thiết
Một lãnh đạo nhân sự cần nhận thức được rằng tất cả các sáng kiến không phải lúc nào cũng đạt được kết quả như mong muốn. Nếu không nhạy bén sớm nhận ra điều này có thể dẫn đến việc lãng phí thời gian, tiền bạc và năng lượng. “Ngày nay, nhân tài cần có sự điều hướng và thay đổi một cách nhanh chóng, vì vậy các lãnh đạo nhân sự cần thể hiện khả năng lãnh đạo nhanh nhẹn và nhạy bén của mình,” Janel O’Connor, đối tác chiến lược và giám đốc nhân sự của Sikich - công ty cung cấp dịch vụ kế toán, tư vấn và công nghệ chuyên nghiệp, tại Naperville, chia sẻ.
 
Các nhà lãnh đạo nhân sự thường sử dụng các thước đo mức độ thể hiện của nhân viên để điều chỉnh và thay đổi các chương trình đào tạo khi cần thiết. Bởi vì, họ là những người giải quyết vấn đề và có lý do hợp lý cho sự thúc đẩy việc thử sai của nhân viên. Từ đó, tạo nên môi trường làm việc rèn luyện khả năng đưa ra quyết định của nhân viên.

Select-your-next-HR-leader-1.jpg
 
Sự nhạy bén của thính giác: Tôn trọng tiếng nói của người khác
Nhà lãnh đạo nhân sự tương lai của bạn có sẵn sàng trao cơ hội thể hiện bản thân cho các nhân viên của mình? Bằng việc lắng nghe và thấu hiểu được các giá trị nền tảng của nhân viên và tạo nên một môi trường làm việc lành mạnh. “Khi nhân viên cảm thấy nhà lãnh đạo của họ thật sự để tâm đến những lợi ích tốt nhất dành cho họ, sẽ khiến môi trường làm việc được thoải mái và thúc đẩy sự giao tiếp chân thật và cởi mở của nhân viên,” Nicholls chia sẻ.
 
Một lãnh đạo nhân sự có tầm luôn biết cách lắng nghe và trao cho nhân viên cơ hội thể hiện quan điểm của mình. Và khi họ kêu gọi sự phản hồi của nhân viên, họ luôn giữ tâm thế lắng nghe và phản hồi nhanh chóng với các đóng góp của nhân viên theo một hướng tích cực để cải thiện vấn đề đúng lúc.
 
Sự tinh tế của vị giác: Chọn từ ngữ khôn ngoan
Phong cách giao tiếp của nhà lãnh đạo nhân sự bạn đang nhắm tới là mặn mà, ngọt ngào, vừa miệng hay cay đắng? Ở một mức tối thiểu thì cách giao tiếp của một nhà lãnh đạo nhân sự  nên ở mức thấu tình đạt lý (vừa tai nhưng đúng việc). Một nhà lãnh đạo giỏi cần sự nhạy bén để thích nghi được với sự đa dạng của lực lượng lao động ngày nay. Từ đó, có chiến lược giao tiếp phù hợp để “thu phục lòng” nhân viên. “Những nhà lãnh đạo nhân sự hàng đầu luôn được nhân viên trong doanh nghiệp tôn trọng và tin tưởng, thậm chí khi họ trao đổi những thông tin không hề dễ nghe,” Lisa Manegold, Phó chủ tịch chương trình Quản trị tài năng tại National Express Group PLC, một công ty vận tải có trụ sở tại Anh chia sẻ.
 
Giao tiếp một cách rõ ràng và nhất quán được đánh giá là yếu tố quan trọng góp phần vào sự tìm kiếm và nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp. Hãy chắc chắn rằng nhà lãnh đạo nhân sự mà bạn chọn xuất sắc và tinh tế trong vấn đề giao tiếp.
 
Sự nhạy cảm của xúc giác: Tạo sự kết nối với con người
Nhà lãnh đạo nhân sự của bạn có thể tạo nên những sự kết nối bền chặt với nhân viên hay không? Một nhà lãnh đạo hiệu quả sẽ thể hiện sự quan tâm thật sự đến mọi nhân viên ở tất cả các cấp bậc trong doanh nghiệp. Đây là điều quan trọng để nhà lãnh đạo nhân sự chứng minh rằng con người là tài sản quan trọng nhất của công ty, đặc biệt là trước sự phát triển vượt bậc của công nghệ như hiện nay, nơi mà sự tiện lợi của công nghệ số đang dần tạo nên khoảng cách rất lớn giữa con người với nhau.
 
Hầu hết các nhân viên đều quan tâm đến những lợi ích trong việc phát triển sự nghiệp của họ, điều này đặc biệt đúng với những nhân viên thuộc thế hệ Y và Z. Nhà lãnh đạo nhân sự cần có kế hoạch truyền đạt một cách rõ ràng về việc phát triển nghề nghiệp cho nhân viên nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của nhân viên mình trước sự cạnh tranh khốc liệt về nhân tài như hiện nay.
 
Manegold đã chia sẻ rằng: “Công việc cần được đầu tư và chú ý nhất của một nhà lãnh đạo nhân sự là sự kết nối giữa những thành viên trong doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo nhân sự cần rèn luyện và phát triển kỹ năng kết nối, huấn luyện và liên tục phản hồi những ý kiến đóng góp của nhân viên nhằm tạo nên sự gắn kết bền chặt trong doanh nghiệp.”

Ý thức về bản thân: Luôn luôn sống thật
Đây là điều quan trọng nhất trong tất cả các giác quan kể trên. Nhà lãnh đạo nhân sự đang được nhắm tới sẽ quản lý hoặc tương tác với Ban điều hành, Giám đốc, nhân viên, người thân của nhân viên, các nhà tư vấn và các chuyên viên tư vấn - với nhiều cấp bậc khác nhau và có đôi khi sẽ xảy ra mâu thuẫn. Năng lực lãnh đạo sẽ được kiểm tra hằng ngày trong việc giải quyết các vấn đề về sự công bằng, liêm chính và các vấn đề xung đột khác.
 
Với vai trò là một nhà cố vấn đáng tin cậy của Giám đốc Điều hành, nhà lãnh đạo nhân sự cần sẵn sàng đưa ra các quyết định và hướng đi mang tính thách thức hoặc không phù hợp với ý kiến của các lãnh đạo doanh nghiệp nhưng phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp. Để có được sự tự tin đó, đòi hỏi các nhà lãnh đạo nhân sự có một ý thức mạnh mẽ về bản thân - đồng nghĩa với việc cần có một lập trường vững chắc để phát huy tối đa vai trò chiến lược của mình.
 
“Những nhà lãnh đạo giỏi nhất là những người hiểu rõ nhân viên, doanh nghiệp và làm chủ được sự chuyên nghiệp của mình. Đồng thời, có thể tương tác và quản lý một nguồn nhân tài đa dạng và thiết lập nên các chiến lược giúp cho doanh nghiệp luôn phát triển và đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đề ra,” O’Connor chia sẻ.
 
Theo SHRM.org
 

 

Chương trình đào tạo
 
logo_IHRM.png

 

 Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự
tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế

 

   Khai giảng: Ngày 19/09/2019 tại TP.HCM
Khai giảng: ngày 26/09/2019 tại Hà Nội


Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY