CÔNG VIỆC CÓ MỤC ĐÍCH

Tác giả: Paul Fairlie, CEO của Tổ chức tư vấn Paul Fairlie
 
Chủ đề của bài viết này không phải về việc gắn kết nhân viên, mà về những câu hỏi còn quan trọng hơn như: Làm thế nào để nhân viên trở nên gắn kết, hài lòng, cam kết với công việc, và khỏe mạnh? Có nhiều yếu tố tác động đến câu hỏi này, nhưng yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất được gọi là “công việc có mục đích”.

Mỗi công việc và mỗi nơi làm việc đều có nhiều đặc điểm. Sẽ có những nhân viên cảm thấy kết nối nhiều hơn với các đặc điểm này, hay họ cảm thấy ở những đặc điểm này có nhiều ý nghĩa hơn so với những nhân viên khác. Theo nhiều nghiên cứu, các yếu tố nổi bật được nhắc đến để trả lời cho câu hỏi trên là: nhìn nhận những giá trị cá nhân, nhận thức về tiềm năng của nhân viên, giúp họ đạt được những mục tiêu trong cuộc sống thông qua công việc, và tạo ra các tác động xã hội. Mỗi yếu tố này đều liên kết với công việc, các thuộc tính của công việc sẽ góp phần làm thăng hoa đời sống của nhân viên.

 

Doanh nghiệp được gì khi nhân viên làm việc có mục đích?

Vào năm 2010, tôi đã thực hiện một cuộc nghiên cứu hơn 1.000 nhân viên với 80 câu hỏi liên quan đến nơi làm việc và công việc. Kết quả cho thấy rằng công việc có ý nghĩa là yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy sự cam kết của nhân viên, giữ sự tập trung và duy trì nỗ lực làm việc. Yếu tố này đánh bại cả những yếu tố liên quan đến lãnh đạo, người giám sát, đồng nghiệp, hay lương bổng.
 

Đối với những nhân viên mà có công việc giúp họ:

  • Cảm thấy trọn vẹn với mục đích sống sẽ hào hứng và say mê với công việc hơn 41%.
  • Đạt được các mục tiêu của cuộc sống sẽ nỗ lực để làm việc vượt ngoài mong đợi hơn 34%.
  • Nhận ra những giá trị của bản thân sẽ cảm thấy kết nối với công ty hơn 52%.
  • Trở thành người sống có ý nghĩa sẽ ít nghỉ việc hơn 41%
  • Làm những gì họ giỏi nhất thì tỷ lệ có ý định nghỉ việc giảm 33%
  • Đóng góp những điều tốt đẹp cho thế giới thì tỷ lệ có ý định nghỉ việc giảm 24%
  • Nhìn thấy mối liên kết giữa tầm nhìn và sứ mệnh sẽ gắn kết với công ty nhiều hơn 58%.

 

 

Nhìn chung, những yếu tố liên quan đến công việc ý nghĩa có mối tương quan cao thứ hai đối với sự hài lòng, cam kết cao và ý định làm việc lâu dài, cũng như khả năng kiệt sức thấp của nhân viên. Những phần thưởng nội tại như sự tự trị, sự công nhận và sự tham gia có mối tương quan cao nhất.

Đặt ý nghĩa vào công việc

Nói một cách đơn giản thì việc đề cập đến ý nghĩa trong công việc có thể giúp doanh nghiệp khám phá được đâu là những điều nhân viên đang làm gắn kết với giá trị, mục đích và mục tiêu cuộc sống của họ. Để từ đó, doanh nghiệp có thể tập trung hơn vào việc phát triển những khía cạnh trong công việc mà nhân viên cảm thấy có ý nghĩa. Trường hợp có một khoảng cách lớn giữa công việc thường ngày với công việc mà nhân viên cảm thấy có ý nghĩa thì những công cụ như dưới có thể giúp thu hẹp khoảng cách:
  • Đưa ra những bài đánh giá. Trước tiên, hãy xem thử tính cách, giá trị và sở thích của nhân viên bạn như thế nào. Sau đó, hãy dùng các khảo sát nhân viên để tìm hiểu cách họ nhìn nhận công việc của mình. Bạn sẽ biết được điều gì thôi thúc mỗi nhân viên và những động lực ấy có ít hay nhiều trong công việc mà bạn đang giao cho họ. Có thể có nhiều người cùng cảm thấy kết nối với một vài giá trị hay các đặc điểm của doanh nghiệp, nhưng đâu đó vẫn có sự khác biệt ở mỗi người.
  • Tinh chỉnh các công việc. Dựa trên các bài đánh giá, việc đưa ra những điều chỉnh nhỏ trong công việc có thể tạo nên khác biệt lớn cho nhân viên. Ví dụ, hãy hỏi nhân viên về việc họ nghĩ rằng bằng cách nào, họ có thể tạo ra tác động lớn hơn cho khách hàng và xã hội. Sau đó, hãy cùng thảo luận cùng các lãnh đạo để tạo thêm những công việc nội bộ. Bạn có thể hỏi nhân viên rằng “Nếu sáng mai bạn thức dậy với 20 triệu đô trong ngân hàng và chỉ còn 5 năm để sống thì bạn muốn làm gì trong phần đời còn lại của mình?”. Hãy xác định những ý chính trong câu trả lời của họ và cố gắng điều chỉnh công việc sao cho có thể phù hợp với một vài ý chính đó.
  • Đề cao tính cá nhân. Các nghiên cứu cho thấy rằng có chưa đến 8% số nhân viên có những khao khát trong cuộc sống liên quan đến công việc. Hãy tìm hiểu điều gì tạo nên 92% còn lại. Hãy nhớ là không phải tất cả sự phát triển của nhân viên đều liên quan đến công việc. Hãy cân nhắc những gì nhân viên đang cố gắng thực hiện trong cuộc sống cá nhân của họ và tìm cách để ủng hộ những nỗ lực đó trong công việc.
Nguồn: SHRM Blog

 

Chương trình đào tạo
 
logo_IHRM.png

 

 Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự
tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế

 

   Khai giảng: Ngày 19/03/2020 tại TP.HCM
Khai giảng: Ngày 26/03/2020 tại Hà Nội


Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY