ĐỂ CÁC CHUYÊN GIA NHÂN SỰ PHÁT TRIỂN “NĂNG LỰC HIỆN DIỆN”
Một số người dường như sở hữu sự thu hút kỳ lạ, rất dễ được người khác chú ý và lắng nghe. Nhưng khả năng này không phải tự nhiên trên trời rơi xuống, theo Kristi Hedges, tác giả cuốn sách The Power of Presence: Unlock Your Potential to Influence and Engage Others, cho rằng điều này có thể xây dựng bằng cách luyện tập. Cô đã nghiên cứu cách hướng dẫn người khác cách cải thiện khả năng “hiện diện” một cách phù hợp.
“Khả năng hiện diện” trong lãnh đạo là gì? Chúng khác gì so với sự thu hút hay hào nhoáng?
Hiện diện ngay tại thời điểm này là khả năng kết nối và truyền cảm hứng cho người khác. Chúng ta thường nghĩ về người có thể truyền cảm hứng cho mình là những người có vai trò quan trọng, thật hoạt bát và làm chủ được căn phòng họp, nhưng điều đó là không nhất thiết, đôi lúc họ khá kín tiếng nhưng chúng ta luôn cần lắng nghe họ. Có nhiều cách để thể hiện sự “hiện diện” của bạn và điều này hoàn toàn có thể thông qua luyện tập. Chúng ta có thể học hỏi, thiết lập các hành vi mới và dần cải thiện sự tự tin. Khi đó, sự hiện diện của bạn cũng sẽ tăng lên.
“Khả năng hiện diện” trong lãnh đạo là gì? Chúng khác gì so với sự thu hút hay hào nhoáng?
Hiện diện ngay tại thời điểm này là khả năng kết nối và truyền cảm hứng cho người khác. Chúng ta thường nghĩ về người có thể truyền cảm hứng cho mình là những người có vai trò quan trọng, thật hoạt bát và làm chủ được căn phòng họp, nhưng điều đó là không nhất thiết, đôi lúc họ khá kín tiếng nhưng chúng ta luôn cần lắng nghe họ. Có nhiều cách để thể hiện sự “hiện diện” của bạn và điều này hoàn toàn có thể thông qua luyện tập. Chúng ta có thể học hỏi, thiết lập các hành vi mới và dần cải thiện sự tự tin. Khi đó, sự hiện diện của bạn cũng sẽ tăng lên.
Những hành vi nào nên học để phát triển “khả năng hiện diện”?
Cô đã phát triển một mô hình gọi là “I-Presence” gồm 3 thành tố: Chủ ý, cá nhân hóa và truyền cảm hứng.
Đầu tiên, CHỦ Ý, là việc chủ động xây dựng cách bạn xuất hiện. Hiểu được giá trị của bạn là gì và đảm bảo rằng những hành động đều nhất quán với các giá trị đó. 80% sự hiện diện sẽ xuất hiện từ yếu tố này. Ví dụ, một vị CEO sẽ dành một chút thời gian suy nghĩ trước khi bước xuống xe vào công ty. Ông biết trước rằng ngay lúc ông bước vào cửa công ty, mọi người sẽ dõi theo ông. Ông muốn ngay bây giờ quyết định cách ông sẽ tiến vào cửa như thế nào, nghĩa là có chủ ý từ trước chứ không theo kiểu phó mặc cho trời.
Yếu tố thứ hai là CÁ NHÂN HÓA. Bạn cần kết nối với mọi người, thu hút sự đồng cảm và gầy dựng lòng tin nơi người nghe. Một trong những cách để kết nối mọi người là kết hợp sự tin cậy và yếu tố dễ tổn thương. Con người thường dễ tiếp cận hơn khi họ tiết lộ cho nhau những điểm yếu. Nhưng phải cẩn trọng, điều đó cần sự cân bằng. Nếu bạn đi quá giới hạn chạm đến nỗi đau sâu kín của họ, bạn sẽ trở nên quá tò mò và họ sẽ ngay lập tức không muốn duy trì mối liên hệ này nữa.
Yếu tố thứ ba là TRUYỀN CẢM HỨNG. Làm thế nào những điều ta muốn truyền đạt có thể truyền cảm hứng cho người khác? Hãy thử nghĩ về nỗ lực truyền cảm hứng ngược lại cách chúng ta thường nghĩ.
Ví dụ, trong cuộc họp, ta thường bắt đầu với việc nghĩ về những gì ta muốn nói. Giờ thay vào đó, chúng ta cần tập trung nghĩ về việc ta mong muốn cảm nhận của người nghe như thế nào. Mọi người xử lý thông tin bằng cảm xúc. Nếu bạn muốn một buổi họp có cảm xúc, bạn cần đưa chúng vào những lời trình bày. Trước khi bắt đầu một cuộc đối thoại, tôi thường dành khoảng 2 phút để xác định xem tôi muốn người khác cảm thấy thế nào và làm thế nào để tôi tạo ra cảm xúc ấy.
Cô đã phát triển một mô hình gọi là “I-Presence” gồm 3 thành tố: Chủ ý, cá nhân hóa và truyền cảm hứng.
Đầu tiên, CHỦ Ý, là việc chủ động xây dựng cách bạn xuất hiện. Hiểu được giá trị của bạn là gì và đảm bảo rằng những hành động đều nhất quán với các giá trị đó. 80% sự hiện diện sẽ xuất hiện từ yếu tố này. Ví dụ, một vị CEO sẽ dành một chút thời gian suy nghĩ trước khi bước xuống xe vào công ty. Ông biết trước rằng ngay lúc ông bước vào cửa công ty, mọi người sẽ dõi theo ông. Ông muốn ngay bây giờ quyết định cách ông sẽ tiến vào cửa như thế nào, nghĩa là có chủ ý từ trước chứ không theo kiểu phó mặc cho trời.
Yếu tố thứ hai là CÁ NHÂN HÓA. Bạn cần kết nối với mọi người, thu hút sự đồng cảm và gầy dựng lòng tin nơi người nghe. Một trong những cách để kết nối mọi người là kết hợp sự tin cậy và yếu tố dễ tổn thương. Con người thường dễ tiếp cận hơn khi họ tiết lộ cho nhau những điểm yếu. Nhưng phải cẩn trọng, điều đó cần sự cân bằng. Nếu bạn đi quá giới hạn chạm đến nỗi đau sâu kín của họ, bạn sẽ trở nên quá tò mò và họ sẽ ngay lập tức không muốn duy trì mối liên hệ này nữa.
Yếu tố thứ ba là TRUYỀN CẢM HỨNG. Làm thế nào những điều ta muốn truyền đạt có thể truyền cảm hứng cho người khác? Hãy thử nghĩ về nỗ lực truyền cảm hứng ngược lại cách chúng ta thường nghĩ.
Ví dụ, trong cuộc họp, ta thường bắt đầu với việc nghĩ về những gì ta muốn nói. Giờ thay vào đó, chúng ta cần tập trung nghĩ về việc ta mong muốn cảm nhận của người nghe như thế nào. Mọi người xử lý thông tin bằng cảm xúc. Nếu bạn muốn một buổi họp có cảm xúc, bạn cần đưa chúng vào những lời trình bày. Trước khi bắt đầu một cuộc đối thoại, tôi thường dành khoảng 2 phút để xác định xem tôi muốn người khác cảm thấy thế nào và làm thế nào để tôi tạo ra cảm xúc ấy.
TẠI SAO CÁC CHUYÊN GIA NHÂN SỰ CẦN CÓ KĨ NĂNG “HIỆN DIỆN”?
Các chuyên gia Nhân sự là người thường xuyên có những cuộc đối thoại đầy thử thách về các vấn đề nhạy cảm với nhiều nhóm người trong công ty. HR thường là người phải truyền tải những thông tin không mấy dễ chịu với độ chính xác cao. Làm sao có thể chuyển tải những thông tin này một cách kịp thời và đầy đủ ý nghĩa nhất để tác động tới nhận thức người nghe.
LÀM SAO ĐỂ CÁC CHUYÊN GIA NHÂN SỰ NÂNG CAO “KHẢ NĂNG HIỆN DIỆN” BẰNG KĨ NĂNG GIAO TIẾP?
Ngôn ngữ rất kì diệu và có thể tạo nên nhiều thứ. Chúng không chỉ dùng để miêu tả một thứ có sẵn mà còn để sáng tạo nên một thực tế mới cho người khác. Nếu chúng ta muốn truyền tải thông điệp, chúng ta tuyên bố chúng trong một bài phát biểu. Nếu chúng ta muốn chuyển tải một cảm xúc, ta cần thoải mái sử dụng các từ mang tính cảm xúc và chắc chắn rằng chúng phù hợp với ngữ cảnh bạn muốn truyền tải.
Một khía cạnh khác của kĩ năng giao tiếp tốt là kỹ thuật kể chuyện. Chúng ta lưu giữ và có sự liên kết cảm xúc với những câu chuyện. Bộ não thường tạo ra những phản ứng tích cực khi nghe những câu chuyện, không cần phải những câu chuyện dài 3 phút, chỉ cần 30 giây là đủ.
LÀM SAO ĐỂ CÁC CHUYÊN GIA NHÂN SỰ CẢI THIỆN KHẢ NĂNG HIỆN DIỆN?
Có một điều hài hước là ai cũng cảm thấy sự hiện diện của bạn, ngoại trừ chính bạn. Chúng ta thường là người duy nhất nghi ngờ và phủ nhận khả năng của mình. Tôi khuyên mọi người nên thực hiện việc này: Hãy tìm 5 người thường tham gia các hoạt động cùng bạn và hỏi họ:
• "Ấn tượng chung của bạn về tôi là gì?"
• "Người ta hay nói gì về tôi?"
• "Theo bạn tôi có nên làm gì khác để tăng khả năng thành công không?"
Đây là những cách đơn giản để mọi người bình luận về sự hiện diện của bạn.
Theo SHRM.org