GOOGLE, FACEBOOK VÀ AMAZON ĐÃ QUẢN LÝ “CHUYỆN TÌNH CÔNG SỞ” NHƯ THẾ NÀO?
Khi nhân viên dành hầu hết thời gian cho công việc, khả năng nảy sinh tình cảm giữa đồng nghiệp rất lớn. Theo một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 34% nam giới và 35% nữ giới thừa nhận rằng họ từng hẹn hò với đồng nghiệp.
Không thể phủ nhận lợi ích về việc phát triển hiệu suất làm việc của một nhân viên khi cuộc sống tình cảm và công việc trở thành một. Tuy nhiên, các nhà nhân sự cũng nên sẵn sàng đối mặt với những hậu quả nếu “chuyện tình công sở” chẳng may tan vỡ.
Không thể phủ nhận lợi ích về việc phát triển hiệu suất làm việc của một nhân viên khi cuộc sống tình cảm và công việc trở thành một. Tuy nhiên, các nhà nhân sự cũng nên sẵn sàng đối mặt với những hậu quả nếu “chuyện tình công sở” chẳng may tan vỡ.
Vậy những công ty lớn đã làm thế nào để xử lý việc này?
Theo người đại diện của Google, công ty không khuyến khích nhân viên hẹn hò với đồng nghiệp, đặc biệt là với những người cấp dưới hay cấp trên trực tiếp, hoặc khi có câu hỏi về việc liệu người này có quyền lực gì với người kia hay không. Google sẵn sàn thuyên chuyển nhân viên sang vai trò khác nếu dự đoán có những trường hợp xấu có thể xảy ra.
Google xây dựng những khóa đào tạo cơ bản cho nhân viên về vấn đề này. Từ năm 2013, công ty đã cập nhật chính sách yêu cầu từ vị trí phó chủ tịch trở lên phải cung cấp thông tin về bất cứ mối quan hệ hẹn hò nào có thể gây ra xung đột về lợi ích với các phòng ban và bộ phận Nhân sự.
Người đại diện của Amazon cho biết công ty không có chính sách nghiêm ngặt nào về “chuyện tình công sở” trừ phi mối quan hệ đó gây ra những xung đột lợi ích, ví dụ như cấp quản lý phải báo cáo lại việc hẹn hò giữa họ và nhân viên cấp dưới trực tiếp. Người đại diện cũng chia sẻ thêm có rất nhiều cuộc hôn nhân giữa đồng nghiệp trong Amazon.
Heidi Swartz – người đứng đầu về chính sách Nhân sự tại Facebook nói: “Nếu bạn hỏi đồng nghiệp về việc hẹn hò và câu trả lời của họ là ‘không’- thì bạn không được phép hỏi lại lần nữa, thậm chí chúng tôi còn làm rõ các câu trả lời như ‘Tôi bận rồi’ hoặc ‘Tôi không rảnh vào hôm đó’ cũng được xem là từ chối”.
Facebook tổ chức các khóa đào tạo nội bộ về “Quản lý môi trường làm việc tôn trọng lẫn nhau” để đánh giá các hành vi tương tác nào là thích hợp giữa các nhân viên với nhau. Ví dụ, bà Swartz đưa ra một tình huống như là ai đó nói với đồng nghiệp rằng “Chiếc váy đẹp đấy”. Nhóm sẽ thảo luận những cảm nhận khác nhau về nhận xét này dựa theo tông giọng và mức độ sử dụng thường xuyên hay không?
Vào năm 2017, Facebook đã công bố chính sách phòng chống quấy rối tình dục trên chính trang web của mình. Sheryl Sandberg - COO của Facebook đã giải thích trên một bài đăng rằng: “Vì có nhiều vấn đề phức tạp nên dù không tin là có một chính sách hay pháp lý nào có thể hoàn hảo về mọi mặt, chúng tôi vẫn nghĩ rằng chia sẻ các biện pháp thực hành sẽ giúp cải thiện vấn đề tốt hơn, đặc biệt là với các công ty nhỏ không có đủ nguồn lực để tự phát triển chính sách riêng”.
Mục đích của bà Sandberg là làm thế nào để các công ty phát triển chính sách cho nhân viên, đặc biệt là nếu doanh nghiệp đang trên đà phát triển nhưng quy mô chưa đủ lớn để thiết lập các năng lực mà nhân sự cần có ở các tập đoàn lớn.
Heather Huhman – Nhà sáng lập và chủ tịch của Come Recommended nói rằng, bất kể nội quy và chính sách đưa ra là gì thì nhân viên cũng nên được tham gia ý kiến ngay từ khâu soạn thảo. Thậm chí nếu không có một luật chính thức nào và tình huống ngày càng tệ đi, các hình thức xử lý phải dựa trên những gì nhân viên nghĩ về “Chuyện tình công sở”. Nếu mối quan hệ không thuận lợi, liệu nhân viên có thể tiếp tục làm việc với người kia không? Hoặc nếu mối quan hệ tiến triển tốt đẹp nhưng một trong hai được thăng chức lên vị trí cao hơn người kia thì có ảnh hưởng gì đến công việc chung hay không?
Cuối cùng, bà Huhman đề xuất về tính minh bạch. Cho dù có không thoải mái công khai khi cả hai chỉ vừa mới hẹn hò, mọi chuyện sẽ tốt hơn nếu nhân viên có thể cởi mở thông báo thay vì để chuyện tình cảm ảnh hưởng đến công việc theo những cách không mong muốn. Bà Huhman cho rằng khi người ta tìm thấy bất cứ loại bí mật nào, họ thường có cảm giác bị lừa dối và sẽ đặt nghi vấn cho mọi hành động xảy ra trước đó.
Với chính sách nhân sự, không chỉ liên quan đến “Chuyện tình công sở”, bà Huhman cũng đề nghị nên tổ chức sự kiện công ty thường niên để đánh giá lại mức độ hiệu quả của các bộ luật và để nhân viên có thể cảm thấy tiếng nói của họ được xem trọng.
Bà Huhman nói: “Nếu mọi người quyết định rằng chúng tôi cần có những luật lệ cứng rắn về việc nghiêm cấm hẹn hò tại công ty, bộ phận Nhân sự sẽ tiến hành áp dụng chính sách. Nhưng tôi nghĩ chuyện này nên được thảo luận một cách công khai rộng rãi để mọi người thật sự thấu hiểu và thực thi nghiêm túc.”
THEO ENTREPRENEUR
Để đồng hành trên hành trình quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế, SHRM Vietnam và Trường Doanh Nhân PACE đã nghiên cứu triển khai Chương trình đào tạo “Quản trị Nhân sự Quốc tế” / “International Human Resource Management” (gọi tắt là “IHRM”).
Chương trình đào tạo
QUẢN TRỊ NHÂN SỰ QUỐC TẾ
International Human Resource Management/IHRM Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế
Khai giảng: ngày 20/09/2018 tại Hà Nội
|