NHÂN SỰ NÊN ỨNG XỬ NHƯ THẾ NÀO KHI QUYẾT ĐỊNH CHO NHÂN VIÊN NGHỈ VIỆC
Steve Browne, SHRM-SCP là Giám đốc Nhân sự của công ty LaRosa's với hơn 25 năm kinh nghiệm. Từng trải qua nhiều vị trí và đảm nhiệm các vai trò Nhân sự khác nhau, anh hiện cũng là thành viên Hội đồng Giám đốc của SHRM.
Anh kể rằng những đứa con của anh lúc nhỏ thường hay hỏi công việc của anh là gì? Câu trả lời "Quản trị Nhân sự" thật sự không mấy dễ hiểu đối với bọn trẻ, anh bèn cụ thể hóa rằng "Bố làm công việc tuyển người và trao công việc cho họ".
"Thế thì bố phải làm cả việc sa thải họ, phải không?" Bọn trẻ hỏi tiếp và có vẻ không thích ý tưởng này cho lắm.
Anh kể rằng những đứa con của anh lúc nhỏ thường hay hỏi công việc của anh là gì? Câu trả lời "Quản trị Nhân sự" thật sự không mấy dễ hiểu đối với bọn trẻ, anh bèn cụ thể hóa rằng "Bố làm công việc tuyển người và trao công việc cho họ".
"Thế thì bố phải làm cả việc sa thải họ, phải không?" Bọn trẻ hỏi tiếp và có vẻ không thích ý tưởng này cho lắm.
Việc phải chấm dứt hợp đồng với nhân viên luôn là một trong những khía cạnh công việc không mấy dễ chịu đối với các nhà Quản trị Nhân sự.
Tôi đã luôn luôn thẳng thắn với bọn trẻ và giải thích rằng việc dừng hợp đồng với người khác cũng là một phần công việc khiến tôi không thấy thoải mái lắm.
Thực tế, công việc chấm dứt hợp đồng là một khía cạnh khá nhỏ của của Quản trị Nhân sự mà chúng ta thường ít nhắc tới. Hoặc có đề cập thì cũng thường là về các khía cạnh pháp lý của nó và sự lo lắng về luật định.
Tất nhiên những điều đó quan trọng, nhưng cái tôi muốn nói tới ở đây là quan điểm khi đặt mình vào vị trí của người bị mất việc.
Nó có thể thay đổi cuộc sống của người khác!
Hãy suy nghĩ về điều đó. Ví dụ như vào một ngày nọ, một người đến công ty làm việc như mọi khi và điều họ nhận được vào cuối ngày là thông báo mình bị sa thải. Những chuyện này thường là ngoại lệ và không theo khuôn khổ nào cả.
Kể từ khi kết thúc hợp đồng làm việc, tôi nghĩ điều quan trọng nên làm là tiếp cận vấn đề một cách “con người” hơn.
Khi phải thực hiện một cuộc đàm phán với ứng viên về vấn đề chấm dứt hợp đồng, điều quan trọng nên làm là tiếp cận vấn đề một cách “con người” hơn.
Quan sát sự tiến bộ của những hành vi: Có một quy tắc dựa vào kinh nghiệm mà tôi thường dùng khi xử lý việc này. Thường nhân viên bị sa thải là vì hành vi của chính họ chứ không phải do người khác. Nếu họ có hành vi không đúng, lần đầu tôi sẽ trao đổi thẳng thắn với họ, còn vẫn cố tình không thay đổi thì sẽ dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng. Nếu những hành động trong trường hợp này càng rõ ràng minh bạch thì những điều khoản kèm theo sẽ càng ít hơn.
Hành xử một cách nhẹ nhàng và tử tế: Khi phải thực hiện một cuộc đàm phán với ứng viên về vấn đề chấm dứt hợp đồng, bạn hãy hành xử một cách nhẹ nhàng và thoải mái. Dù biết rằng quyết định này sẽ khiến nhân viên cảm thấy khó chịu và làm cho cuộc sống của họ đảo lộn, bạn phải bình tĩnh và kiên định. Không có ngoại lệ. Cách tiếp cận của bạn chính là yếu tố khiến quá trình này diễn ra suôn sẻ hay khó khăn. Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành Nhân sự, đến giờ tôi vẫn cảm thấy lo lắng trước những quyết định sa thải nhân viên. Nhưng dù sao điều quan trọng là chúng ta nên giữ phong thái đứng đắn và tử tế.
Hãy giữ sự kết nối: Nếu việc chấm dứt hợp đồng là không thể tránh khỏi, bạn vẫn có thể tạo ra một ảnh hưởng tích cực trong khoảng thời gian tiêu cực trong sự nghiệp của họ. Bạn có thể giúp họ kết nối hoặc tìm một bến đỗ khác tiếp theo nếu phù hợp. Việc này có vẻ không phải là điều các công ty thường thực hiện, nhưng điều đó sẽ tạo nên sự khác biệt của bạn và giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn trong thời gian còn lại của họ tại công ty.
Thực hiện việc chấm dứt hợp đồng với nhân viên luôn là một phần nhiệm vụ của các nhà Quản trị Nhân sự, việc bạn làm tốt hay luôn phải khó chịu với nó tùy thuộc vào lựa chọn của chính bạn. Chỉ cần nhớ rằng, điều bạn làm sẽ góp phần thay đổi cuộc sống của người khác, ý thức được điều đó, tôi tin bạn sẽ hoàn thành nhiệm vụ này tốt thôi.
Source: SHRM.org