NHÂN VIÊN CŨNG LÀ “ĐẠI SỨ THƯƠNG HIỆU” CHO VIỆC TUYỂN DỤNG

Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, các doanh nghiệp không thể bỏ qua hình thức quảng bá thương hiệu trên các kênh xã hội, nhằm đẩy mạnh độ phủ của thương hiệu để kết nối với các khách hàng tiềm năng. Nhu cầu này đã hình thành chiến lược Employee Advocacy (truyền thông từ cộng đồng nhân viên hay Vận động nhân viên). Vận động nhân viên không những giúp doanh nghiệp đẩy mạnh độ phủ và tần suất tiếp cận của thương hiệu, tăng độ tín nhiệm cho thương hiệu, mà còn là một chiến lược đắc lực của bộ phận nhân sự trong công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp và tạo hiệu ứng tuyển dụng tích cực.

Tổng quan về Vận động nhân viên (Employee Advocacy)

Vận động nhân viên là một hình thức tiếp thị vận động, sử dụng sức mạnh truyền thông từ cộng đồng nhân viên để quảng bá cho thương hiệu của doanh nghiệp. Cùng với nhân viên, doanh nghiệp có thể gián tiếp quảng bá văn hóa vững chắc của mình thông qua các chia sẻ từ kênh mạng xã hội của nhân viên, từ đó tiếp cận được nhiều đối tác và khách hàng hơn. Lấy một ví dụ về việc tuyển dụng để minh họa: Khi chiêu mộ nhân tài, các doanh nghiệp có thể quảng bá văn hóa của mình bằng các hoạt động ăn trưa cùng nhân viên để chia sẻ về những thách thức mà họ gặp phải ở nơi làm việc. Những hoạt động này sau đó được chia sẻ lên các phương tiện truyền thông cá nhân của nhân viên, từ đó mang đến những hiệu ứng tích cực trong công tác tuyển dụng.

Để tối ưu hóa chiến lược này, các doanh nghiệp cần có kế hoạch bền vững hơn. Cụ thể, người hoạch định chiến lược cần khuyến khích nhân viên chia sẻ các giá trị và thông điệp thương hiệu bằng cách giúp nhân viên đạt được sự hài lòng trong công việc của họ. Khi cảm nhận được sự đóng góp và giá trị của mình được ghi nhận và quan tâm, tự khắc nhân viên sẽ lan tỏa những giá trị tích cực của doanh nghiệp đến với những mối quan hệ của mình.

Tại sao cần Vận động nhân viên?

Một lẽ dĩ nhiên rằng doanh nghiệp nào cũng mong muốn mở rộng và gia tăng tập khách hàng của mình. Theo Social Media Today , vận động nhân viên có thể giúp độ gắn kết thương hiệu tăng gấp 8 lần so với nội dung được chia sẻ bởi chính các kênh thương hiệu. Bằng cách đưa vận động nhân viên vào chiến lược quản trị, doanh nghiệp có thể tạo ra sự gắn kết nhân viên tốt hơn, tăng độ phủ sóng trên các kênh mạng xã hội, từ đó nhân bản hóa thương hiệu. Không những thế, việc áp dụng vận động nhân viên còn giúp người quản trị tăng cường kỹ năng lãnh đạo của mình, cũng như quán triệt các chiến lược lãnh đạo đến được với từng nhân viên. 

Đối với bộ phận Nhân sự, chiến lược Vận động nhân viên còn mang đến những lợi ích thiết thực cho các hoạt động tuyển dụng, xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, giữ chân nhân viên, gắn kết đội ngũ nhân viên với các giá trị tích cực của doanh nghiệp. Việc Vận động nhân viên trong quản trị nhân sự giúp doanh nghiệp tạo dựng một chiếc ‘cầu nối’ hữu hiệu trên mạng xã hội thông qua nhân viên của mình, nhân viên sẽ chia sẻ sự hài lòng và những cảm nhận tích cực của mình trên mạng xã hội, qua đó giúp doanh nghiệp lan tỏa các giá trị tốt đẹp đến với ứng viên tiềm năng và nâng cao vị thế thương hiệu trong mắt ứng viên.

Không những thế, theo khảo sát của Social Media Today, một chiến dịch tuyển dụng được thúc đẩy hoàn toàn bởi chiến lược Vận động Nhân viên sẽ có chi phí gần như bằng không. Bên cạnh đó, 86% người được hỏi cho rằng việc đưa ra một chương trình chính thức về vận động nhân viên có thể mang lại tác động tích cực đến sự nghiệp của cá nhân.


christmas-treats-for-santa.jpg

“Một nhân viên là một trong những người phát ngôn mạnh mẽ nhất đối với một công ty trong mắt của các bên liên quan khác.” - Dawkins & Lewis

Làm thế nào để hoạch định chiến lược Vận động nhân viên hiệu quả?

Để có một chiến lược Vận động nhân viên thành công là một hành trình không dễ dàng. Sau đây là những gợi ý để từng bước hoạch định nên một chiến lược hiệu quả:

1. Định hình nhận thức trong nhân viên

Tất cả mọi người đều biết cách sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, nhưng không nhiều nhân viên biết cách sử dụng nó cho mục đích kinh doanh. Do đó, cần có sự định hướng cho nhân viên về việc xây dựng thương hiệu thông qua truyền thông xã hội. Người quản trị cần giúp nhân viên hình dung ra những kết quả mà chiến lược này mang đến và vai trò then chốt của họ trong chiến lược.

2. Nắm chắt thông tin, đảm bảo tính “mở” và minh bạch của các thông tin

Mọi người cần một lý do thuyết phục để làm những gì họ được yêu cầu thực hiện. Điều này có nghĩa là nhân viên nên được thông tin một cách thật chính xác và cụ thể về cách mà họ có thể làm để đóng góp vào quá trình quảng bá thương hiệu. Để làm được điều này, nhà quản trị nên tạo ra các kênh giao tiếp mở với nhân viên, đảm bảo rằng những vấn đề của họ được giải quyết, từ đó giúp họ có tinh thần tích cực và phối hợp hiệu quả hơn.

3. Đặt ra mục tiêu rõ ràng

Mọi dự án đều cần một mục tiêu rõ ràng để mang lại kết quả như mong đợi - và nguyên tắc này cũng được áp dụng cho vận động nhân viên. Theo đó, doanh nghiệp phải xác định rõ ràng đâu là mục tiêu mà mình mong muốn trong thời điểm tiến hành chiến lược, chuẩn bị nội dung, kế hoạch để nhân viên cùng đóng góp và công khai chia sẻ.
 
4. Thời gian tiến hành

Khi mọi thứ đã được thiết lập và nhân viên hiểu được mục đích, chiến dịch vận động nhân viên có thể được chính thức bắt đầu. Ở bước này, này, nhà quản trị cũng nên khuyến khích nhân viên thể hiện những ý tưởng tích cực của họ.
 
Theo HRINASIA
 
Chương trình đào tạo
 
logo_IHRM.png

 

 Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự
tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế

       
       Khai giảng: Ngày 19/03/2020 tại TP.HCM

   Khai giảng: Ngày 26/03/2020 tại Hà Nội


Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY