NHẠY CẢM VỀ KINH DOANH: THƯỚC ĐO KHẢ NĂNG CỦA NHÀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ CẤP CAO

Bộ phận nhân sự là một phần không thể thiếu của của các doanh nghiệp, không chỉ đơn thuần thực hiện các công việc về tuyển dụng, quản lý con người mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tổ chức. Do đó, các nhà quản trị nhân sự phải có phương hướng cho sự phát triển bản thân cũng như sự nghiệp, và sự nhạy cảm trong kinh doanh là một phần quan trọng của nhà quản trị nhân sự chuyên nghiệp. Một nhà quản trị nhân sự cần có những suy nghĩ và hành động chiến lược hơn từ các góc độ kinh doanh khác nhau.

Nhận thức rõ hơn “Sự nhạy cảm về kinh doanh”

Với một số cá nhân, sự nhạy cảm về kinh doanh có nghĩa là thông thạo ở một mảng nhất định trong kinh doanh có thể là tài chính hoặc kế toán, cũng có khi là chuyên gia của bộ phận vận hành công việc kinh doanh như quản lý chuỗi cung ứng hoặc bán hàng. Nhưng trong thực tế, sự nhạy cảm về kinh doanh là một khả năng quan trọng không thua kém những kiến thức về kinh tế. Và phạm vi bao phủ của nó rộng hơn nhiều so với việc chỉ gói gọn trong một lĩnh vực.

Nhạy bén trong kinh doanh là một phần của nhóm năng lực hành vi trong Khung năng lực và kiến thức SHRM do tổ chức SHRM phát triển. Năng lực này được đánh giá là một trong những khả năng quan trọng của các chuyên gia nhân sự đồng thời là thước đo chuẩn mực nhân sự quốc tế trong giới nhân sự.

 

Một bộ phận nhân sự có sự nhạy bén trong kinh doanh hiểu rõ được cách mà tổ chức đang vận hành và tạo nên giá trị vật chất hay hữu hình. Cũng như vị trí và đối thủ trực cạnh tranh trực tiếp trên thị trường mà tổ chức phải đối mặt. Bằng khả năng nhạy cảm trong kinh doanh của mình có thể đưa ra những quyết định có tính chất quan trọng cho hoạt động hiệu quả.  Một nhà quản trị nhân sự cần nâng cao khả năng này và thể hiện thông qua việc:
  • Đưa ra các chiến lược nhân sự có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cốt lõi của tổ chức.
  • Dựa trên các nguồn tài nguyên có sẵn để tìm hiểu về chức năng và cách tổ chức hoạt động.
  • Sử dụng các số liệu trong tổ chức để đưa ra các quyết định nhân sự phù hợp với mục tiêu kinh doanh của tổ chức và sự kỳ vọng của các bộ phận liên quan.
  • Tận dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề kinh doanh và nhân sự.
  • Cập nhật liên tục thông tin về nhân sự cả trong và ngoài nước.
  • Điều hướng văn hoá doanh nghiệp dựa trên tình thực tế của tổ chức cũng như xu hướng chung của thế giới.
Trở nên nhạy cảm hơn trong kinh doanh

Nhạy cảm trong kinh doanh không phải là câu chuyện đơn giản nó phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức và kinh nghiệm của nhà quản trị nhân sự. Một nhân viên bắt đầu với sự nghiệp nhân sự cần phải tìm hiểu cơ cấu của tổ chức, cách vận hành bộ máy kinh doanh và hệ thống tài chính hiện hành. Trau dồi thêm kiến thức về các mảng khác nhau trong nền kinh tế. Nhưng chưa thế vẫn chưa đủ, cần có thêm cái nhìn của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo. So sánh giữa lý thuyết và thực tế đang được áp dụng vào tổ chức, tương tác với những bên đối tác kinh doanh. Khi dịch chuyển lên nấc cao hơn của bậc thang nghề nghiệp, việc trau dồi thêm kiến thức cần có sự tăng cường và được thực hiện bài bản hơn dưới sự hướng dẫn của những chuyên gia trong ngành.

Khi ở cấp độ nhân sự cao nhất, vai trò quan trọng của một nhà quản trị là sử dụng khả năng nhạy cảm sắc bén của mình thúc đẩy các chiến lược nhân sự. Đồng thời liên tục thu nhận thêm kiến thức từ các hội nghị dành cho lãnh đạo tập trung vào chiến lược kinh doanh từ góc độ đa ngành. Một số cách giúp cách để các nhà quản trị nhân sự mới bồi đắp khả năng nhạy cảm với kinh doanh:
 
  • Đọc sách và các tạp chí về quản trị kinh doanh.
  • Theo sát các tin tức về kinh doanh của tổ chức và đối tác.
  • Tham gia các khoá học nâng cao nghiệp vụ nhân sự và kinh doanh như tài chính, kế toán, thống kê ,..
  • Tham dự các buổi toạ đàm, hội thảo của các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế nằm ngoài nhân sự.
  • Yêu cầu tổ chức phân việc tạm thời các bộ phận khác như tài chính hoặc marketing.
  • Yêu cầu phản hồi từ bộ phận kinh doanh về chất lượng của những quyết định kinh doanh.
Theo SHRM.ORG
 
Để đồng hành trên hành trình quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế, SHRM Vietnam và Trường Doanh Nhân PACE đã nghiên cứu triển khai Chương trình đào tạo “Quản trị Nhân sự Quốc tế” / “International Human Resource Management” (gọi tắt là “IHRM”). 
 
 
Chương trình đào tạo
 
QUẢN TRỊ NHÂN SỰ QUỐC TẾ
International Human Resource Management/IHRM

 

Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế

 

   Khai giảng: Ngày 13/09/2018 tại TP.HCM
Khai giảng: ngày 20/09/2018 tại Hà Nội


Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY