NHỮNG CÁCH ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ ĐỂ TẠO NÊN MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC HẠNH PHÚC
Trong quyến sách Making Work Work: The Positivity Solution for Any Work Environment của tác giả Shola Richards đã đề cập đến những giải pháp đơn giản giúp đem lại một môi trường làm việc tích cực dựa trên hai nguyên lý chính: tử tế và tôn trọng lẫn nhau.
Hành trình ra đời của cuốn sách này khá thú vị sau những trải nghiệm thực tế của tác giả. Ông từng làm việc 2 năm cho một ông chủ kì lạ, người luôn nói rằng tên của ông thật khó phát âm và rắc rối, ông chủ còn đề nghị Richards đổi tên thành “Steve” cho khách hàng dễ gọi. Trải qua 2 năm làm việc không mấy dễ chịu, ông nghỉ việc để tập trung vào con đường trở thành chuyên gia trong việc tạo ra môi trường làm việc hạnh phúc và gắn kết.
Dựa trên trụ cột là sự tôn trọng lẫn nhau, dưới đây là những gợi ý của ông, tưởng đơn giản mà rất hiệu quả:
Truyền thông một cách tôn trọng - Giao tiếp bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết theo cách cởi mở, thân thiện và thể hiện được sự lịch thiệp trong tất cả các tương tác.
Tôn trọng cá nhân - Không đưa ra phản hồi nhạy cảm trước những người không liên quan. Nhanh chóng nhận lỗi nếu có sai sót. Không “tại, bởi, vì…”, sai lầm là sai lầm, tốt nhất là nên đề xuất các giải pháp để sửa chữa.
Tôn trọng đội ngũ – Chủ động hỗ trợ các thành viên trong nhóm mà không cần nhắc nhở. Loại bỏ các ý định chia bè rẽ phái giữa đội ngũ nhân viên.
Ông đã đưa ra một số lời khuyên đơn giản cho các nhà lãnh đạo muốn nhân viên hiểu được giá trị của họ được tôn trọng:
Nói xin chào. Điều này có vẻ đơn giản nhưng thật bất ngờ là rất ít các nhà lãnh đạo không quan tâm đến điều này. Đơn giản chỉ cần nói xin chào, như một cách chân thành thừa nhận sự có mặt của người khác sẽ tác động mạnh đến mọi người.
Bảo vệ nhân viên của tổ chức. Ví dụ khi có một khách hàng hoặc đồng nghiệp nào đó có hành động xúc phạm họ bằng những hành động đi quá giới hạn như dè bỉu cá nhân, giận dữ chửi rủa hoặc kì thị, phân biệt giới tính tôn giáo… Tổ chức cần lên tiếng ngăn chặn và bảo vệ nhân viên để họ biết rằng, họ không cô độc, rằng tổ chức sẽ không chấp nhận được việc họ bị đối xử tệ bạc.
Hành trình ra đời của cuốn sách này khá thú vị sau những trải nghiệm thực tế của tác giả. Ông từng làm việc 2 năm cho một ông chủ kì lạ, người luôn nói rằng tên của ông thật khó phát âm và rắc rối, ông chủ còn đề nghị Richards đổi tên thành “Steve” cho khách hàng dễ gọi. Trải qua 2 năm làm việc không mấy dễ chịu, ông nghỉ việc để tập trung vào con đường trở thành chuyên gia trong việc tạo ra môi trường làm việc hạnh phúc và gắn kết.
Dựa trên trụ cột là sự tôn trọng lẫn nhau, dưới đây là những gợi ý của ông, tưởng đơn giản mà rất hiệu quả:
Truyền thông một cách tôn trọng - Giao tiếp bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết theo cách cởi mở, thân thiện và thể hiện được sự lịch thiệp trong tất cả các tương tác.
Tôn trọng cá nhân - Không đưa ra phản hồi nhạy cảm trước những người không liên quan. Nhanh chóng nhận lỗi nếu có sai sót. Không “tại, bởi, vì…”, sai lầm là sai lầm, tốt nhất là nên đề xuất các giải pháp để sửa chữa.
Tôn trọng đội ngũ – Chủ động hỗ trợ các thành viên trong nhóm mà không cần nhắc nhở. Loại bỏ các ý định chia bè rẽ phái giữa đội ngũ nhân viên.
Ông đã đưa ra một số lời khuyên đơn giản cho các nhà lãnh đạo muốn nhân viên hiểu được giá trị của họ được tôn trọng:
Nói xin chào. Điều này có vẻ đơn giản nhưng thật bất ngờ là rất ít các nhà lãnh đạo không quan tâm đến điều này. Đơn giản chỉ cần nói xin chào, như một cách chân thành thừa nhận sự có mặt của người khác sẽ tác động mạnh đến mọi người.
Bảo vệ nhân viên của tổ chức. Ví dụ khi có một khách hàng hoặc đồng nghiệp nào đó có hành động xúc phạm họ bằng những hành động đi quá giới hạn như dè bỉu cá nhân, giận dữ chửi rủa hoặc kì thị, phân biệt giới tính tôn giáo… Tổ chức cần lên tiếng ngăn chặn và bảo vệ nhân viên để họ biết rằng, họ không cô độc, rằng tổ chức sẽ không chấp nhận được việc họ bị đối xử tệ bạc.
Kết nối ở cấp độ cá nhân. Luôn nhớ những gì chúng ta đang nói tới là con người- không phải máy móc vật dụng. Và ai cũng có nhu cầu được quan tâm đến, cũng như chăm lo cho niềm hạnh phúc trong công việc của họ.
Richards thừa nhận rằng một số nhà lãnh đạo sẽ không quan tâm cho lắm đến những điều này, nhưng theo ông đây là điều ông luôn theo đuổi vì một nơi làm việc mà mỗi cá nhân đều cảm thấy như “người ngoài cuộc” thì tổ chức cũng sẽ chẳng đi đến đâu.
"Mọi người đều quan trọng, mọi người đều có thể tạo ra một tác động có ý nghĩa, và mọi người đều xứng đáng được công nhận”, ông viết.
Source: SHRM.org