SỰ ĐỒNG CẢM CỦA BỘ PHẬN NHÂN SỰ LÀ CHÌA KHÓA GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT
Sự đồng cảm của bộ phận HR sẽ là một trong những kĩ năng giúp hóa giải nhiều vấn đề phức tạp và tiêu cực trong tổ chức.
Mang sự đồng cảm vào công việc hằng ngày là một trong những cách quan trọng nhất mà các Chuyên gia Nhân sự có thể sử dụng để hóa giải nhiều vấn đề phức tạp và tiêu cực. Để các nhân viên thấy được rằng, họ được hỗ trợ, giúp đỡ, và từ đó sẽ cảm thấy gắn bó với công ty hơn.
ĐẦU TIÊN LÀ LẮNG NGHE, LUÔN LUÔN LÀ NHƯ VẬY
Các nhà lãnh đạo giỏi biết rằng lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng nhất họ cần có. Nhưng điều đó không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt nếu bạn được giao nhiệm vụ liên lạc với các chính sách và nhu cầu của công ty . Nhớ cách tiếp cận của Ritz-Carlton: bạn là một đầy tớ cho cả công ty và nhân viên. Dưới đây là một số cách để trở thành người lắng nghe tốt hơn, thông cảm hơn,
Tạo không gian trống cho đoạn đối thoại
Tờ Harvard Business Review cho rằng nên hạn chế các loại hình giao tiếp như điện thoại di động, và thậm chí là qua màn hình máy tính. Hãy tắt hết các thiết bị, đóng máy tính và cho đồng đội của bạn biết rằng bạn sẵn sàng cởi mở để lắng nghe họ. Nghe chủ động là một kỹ năng quan trọng để phát triển; dưới đây là một số cách để thực hành.
Nắm bắt cảm nhận của người nghe
Người lắng nghe giỏi biết cách đặt các câu hỏi để khiến vấn đề rõ ràng và không chỉ trích hoặc thành kiến. Nếu một người nhân viên có một lời phàn nàn gì đó, các nhà Quản trị Nhân sự nên lặp lại cho họ nghe để xác nhận, ví dụ như "Tôi nghe nói rằng bạn cảm thấy thất vọng vì cách xử lý tình huống của người quản lý, không biết có đúng không?” Đôi khi, nếu điều đó là phù hợp thì cũng đồng nghĩa với việc xin lỗi vì sự lãnh đạo không tốt.
Mang sự đồng cảm vào công việc hằng ngày là một trong những cách quan trọng nhất mà các Chuyên gia Nhân sự có thể sử dụng để hóa giải nhiều vấn đề phức tạp và tiêu cực. Để các nhân viên thấy được rằng, họ được hỗ trợ, giúp đỡ, và từ đó sẽ cảm thấy gắn bó với công ty hơn.
ĐẦU TIÊN LÀ LẮNG NGHE, LUÔN LUÔN LÀ NHƯ VẬY
Các nhà lãnh đạo giỏi biết rằng lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng nhất họ cần có. Nhưng điều đó không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt nếu bạn được giao nhiệm vụ liên lạc với các chính sách và nhu cầu của công ty . Nhớ cách tiếp cận của Ritz-Carlton: bạn là một đầy tớ cho cả công ty và nhân viên. Dưới đây là một số cách để trở thành người lắng nghe tốt hơn, thông cảm hơn,
Tạo không gian trống cho đoạn đối thoại
Tờ Harvard Business Review cho rằng nên hạn chế các loại hình giao tiếp như điện thoại di động, và thậm chí là qua màn hình máy tính. Hãy tắt hết các thiết bị, đóng máy tính và cho đồng đội của bạn biết rằng bạn sẵn sàng cởi mở để lắng nghe họ. Nghe chủ động là một kỹ năng quan trọng để phát triển; dưới đây là một số cách để thực hành.
Nắm bắt cảm nhận của người nghe
Người lắng nghe giỏi biết cách đặt các câu hỏi để khiến vấn đề rõ ràng và không chỉ trích hoặc thành kiến. Nếu một người nhân viên có một lời phàn nàn gì đó, các nhà Quản trị Nhân sự nên lặp lại cho họ nghe để xác nhận, ví dụ như "Tôi nghe nói rằng bạn cảm thấy thất vọng vì cách xử lý tình huống của người quản lý, không biết có đúng không?” Đôi khi, nếu điều đó là phù hợp thì cũng đồng nghĩa với việc xin lỗi vì sự lãnh đạo không tốt.
Thiết kế một quy trình hành động
Lắng nghe không phải là một kỹ năng thụ động, do đó, đừng rời khỏi cuộc đối thoại mà không thu được thông tin gì. Tóm tắt những gì bạn đã thảo luận, và xác định những công việc tiếp theo. Bạn có thể chia sẻ mối quan tâm của nhân viên với người quản lý của họ hoặc lên kế hoạch giúp họ thay đổi. Hoặc chỉ một sự xác nhận rằng bạn đã hiểu vấn đề của họ và sẽ xem xét trong thời gian tới.
Lắng nghe đã khó, nhưng để nói với một nhân viên rằng anh/chị nào đó đã bị sa thải thì có vẻ còn khó hơn. Tuy nhiên, chuyện gì cũng có cách giải quyết.
CÁCH TRUYỀN THÔNG NHỮNG TIN TỨC XẤU
Là một Chuyên gia Nhân sự, công việc của bạn thường gắn liền với nhiệm vụ kiểm soát, theo dõi tình hình nhân sự. Nếu một người vi phạm các quy tắc, có hiệu suất kém hoặc chưa hiểu rõ ràng các chính sách của công ty, bạn có trách nhiệm phải sửa lại chúng, nhưng vẫn là nhà vô địch của họ.
Dưới đây là một số mẹo để thông báo đến nhân viên những tin tức không tốt:
Giải thích cách bạn đưa đến kết luận
Thông thường, các công ty sẽ thực hiện biện pháp kỷ luật sau nhiều cuộc thảo luận. Và không nhất thiết bạn phải kể tất cả tiến trình đó cho nhân viên, nhưng bạn cần đảm bảo giải thích cho họ hiểu tại sao dẫn đến quyết định đó.
Bạn có thể ngạc nhiên rằng nhân viên sẽ dễ chấp nhận kết quả hơn nếu họ cảm thấy rằng quyết định trên là "công bằng".
Không lảng tránh vấn đề, nhưng cũng phải thể hiện sự đồng cảm
Khi truyền tải tin tức, không nên quá vòng vo. Tốt nhất là nói với họ một cách rõ ràng và ngắn gọn những gì đang xảy ra và lý do tại sao.
Hãy nhớ rằng người nghe có thể xảy ra những cảm xúc như thất vọng, tức giận hoặc mơ hồ nhưng bạn phải cho họ biết rằng bạn luôn sẵn sàng lắng nghe.
Ngoài ra, hãy nhớ giữ bình tĩnh để không đưa cái tôi của bạn trong những cuộc trò chuyện căng thẳng; bạn càng thoải mái thì đồng đội của bạn sẽ càng dễ tiếp nhận hơn.
Theo sát tình hình
Thông báo tin tức xấu vốn đã áp lực, nhưng thông thường thì nhiều chuyện sẽ xảy ra hơn sau khi thông tin được thông báo. Hãy nhớ nắm bắt thông tin sau khi người nhân viên nhận được tin xấu. Hãy trò chuyện sau đó và nhấn mạnh với họ rằng bạn luôn sẵn sàng để hỗ trợ họ, bất kể theo cách nào họ cần. Việc duy trì một vòng lặp thông tin phản hồi là rất quan trọng để duy trì tinh thần làm việc của nhân viên, và giúp giữ chân những nhân viên tốt nhất của bạn.
Mang sự đồng cảm vào công việc hằng ngày là một trong những cách quan trọng nhất mà các Chuyên gia Nhân sự có thể sử dụng để hóa giải nhiều vấn đề phức tạp và tiêu cực. Để các nhân viên thấy được rằng, họ được hỗ trợ, giúp đỡ, và từ đó sẽ cảm thấy gắn bó với công ty hơn.
Source: SHRM.org