TẠI SAO PHẢI CHĂM LO PHÚC LỢI CHO NHÂN VIÊN NGAY CẢ KHI HỌ ĐANG NGHĨ ĐẾN CHUYỆN NGHỈ VIỆC?

47% nhân viên đang nghĩ đến việc nghỉ việc ngay bây giờ. Vậy tại sao phải dành thêm thời gian và nguồn lực để chăm lo phúc lợi cho họ ngay cả khi biết họ họ sẽ nghỉ việc trong 4 năm tới?

1. Khả năng làm trầm trọng thêm vòng lặp nghỉ việc

Cách duy nhất để không rút ngắn thêm chu kỳ đến & đi của nhân viên chính là vui vẻ chấp nhận việc họ rời đi. Hãy chấp nhận sự thật rằng những người mà hôm nay đang làm việc cùng với bạn hoàn toàn có thể sẽ không còn tiếp tục trong tương lai.

Theo khảo sát vào tháng 1 năm 2020, số năm trung bình mà nhân viên gắn bó với doanh nghiệp là 4,1 năm. Chu kỳ trung bình của công nhân từ 25 đến 34 tuổi là 2,8 năm. Người lao động lớn tuổi (từ 55 đến 64 tuổi) có xu hướng ở lại gần 10 năm. (Cục Thống kê Lao động Mỹ)

 

nhan-vien-nghi-viec-1.png
Càng nghiêm trọng hóa vấn đề nhân viên nghỉ việc, bạn càng thu hẹp những cơ hội để nhân viên gắn bó và phát triển. (Photo: freepik.com)
 

2. Lãnh đạo là một vai trò cần năng lực làm việc tốt với con người

Nhân viên là tấm gương phản chiếu trực tiếp năng lực của người lãnh đạo, ngay cả khi họ có xu hướng rời đi. Niềm vui và nỗi đau của lãnh đạo cũng thường ảnh hưởng rất nhiều đến nhân sự.

Đóng góp lớn nhất của người lãnh đạo là kết nối, phát triển và giúp nhân viên thăng tiến. Đừng để những áp lực và hối hả che khuất những đóng góp lớn nhất mà một người lãnh đạo có thể làm trong vai trò của mình.

Cuộc khảo sát của CNBC vào năm 2019 cho thấy 58% nhân viên trẻ có kế hoạch thay đổi công việc vì họ đang tìm kiếm sự học hỏi và phát triển. Chính vì vậy, đây là những việc bạn có thể làm trong vai trò là một người dẫn dắt:

 
  • Đảm bảo giữ chân nhân viên & phát triển nhân viên luôn đi song hành

Hãy luôn quyết tâm, không nản lòng dù nhận ra nhân viên thay đổi công việc nhanh chóng như thế nào. Quyết tâm phát triển các mối quan hệ ngay cả khi chúng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

 
  • Cam kết phát triển nhân viên ngay cả khi có khả năng họ sẽ rời đi

Xây dựng các mối quan hệ và phát triển nhân viên vì nó phản ánh tố chất lãnh đạo của bạn.
Khi ai đó rời đi, hãy vui cho họ ngay cả khi bạn rất buồn khi thấy họ ra đi. Bởi vì, người rời đi là có thể sẽ là người giúp tạo ra những nhân viên mới trong tương lai.

 
  • Cách bạn đối xử với những người ra đi cho thấy sự chân thành trong cam kết phục vụ nhân viên.

Phục vụ lợi ích tốt nhất của nhân viên ngay cả khi một số chọn tìm việc làm khác.
 

Nguồn: SHRM.org