TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG KHẢ NĂNG TỰ NHẬN THỨC TRONG NHÂN VIÊN

Một đặc điểm cần có của các nhà lãnh đạo giỏi và hiệu quả là khả năng tự nhận thức. Bằng cách tự nhận thức, một nhà lãnh đạo có thể có ý thức ảnh hưởng đến bất kỳ tình huống và trạng thái nào xảy ra đối với đội ngũ, và việc không tự nhận thức có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn trong công việc. Nếu khả năng tự nhận thức được cho là quan trọng đối với người lãnh đạo, vậy còn đối với nhân viên, tự nhận thức có phải là một khả năng cần thiết, liệu họ có cần được trang bị khả năng này? 

Tầm quan trọng của việc hình thành khả năng tự nhận thức trong nhân viên

Như nhà tâm lý học Carl Jung từng nói: “Không có bất kỳ một phương pháp chữa trị hay phương thức cải thiện dành cho cá nhân nào trên thế giới này đạt được hiệu quả, nếu như nó không bắt nguồn từ trái tim của chính người đó.”

 

 

Tu-nhan-thuc.jpg

 

 


Một cá nhân chỉ có thể cải thiện khi sự tự nhận thức của họ được đánh thức. Khái niệm phát triển bản thân được hình thành ​​dựa trên tiền đề nhận thức về bản thân của con người. Nó cũng là cơ sở cho tất cả nỗ lực và tương tác tích cực của con người. Mặc dù không được chứng minh một cách khoa học, nhưng những thay đổi trong hành vi của một người, sự phản ứng trước cám dỗ hoặc quá trình chắt lọc thông tin đều phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tự nhận thức.

Một nghiên cứu khác cho thấy tự nhận thức là khả năng cần thiết của nhân viên trong việc xây dựng một đội ngũ hợp tác hiệu quả hơn. Khả năng tự nhận thức thấp thấp có thể dẫn đến việc đưa ra những quyết định kém, từ đó cũng dẫn tới những sự phối hợp không liền lạc và việc quản lý xung đột không đạt được hiệu quả cao. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cơ hội thành công của đội ngũ sẽ giảm một nửa nếu các thành viên thiếu khả năng tự nhận thức.

Tóm lại, tự nhận thức là một trong những động lực để con người kiểm soát cảm xúc - một đặc điểm quan trọng để một cá nhân đạt được mục tiêu đề ra. Một điểm quan trọng khác là việc có ý thức có thể giúp nhân viên tự quản lý hành vi và tương tác của họ với người khác, góp phần mang đến sự gắn kết hiệu quả trong công việc, giữa các nhân viên với nhau hay giữa nhân viên với cấp quản lý.

Sau đây là những phương thức giúp người quản trị nhân sự xây dựng khả năng tự nhận thức trong nhân viên:


      1. Bắt đầu đầu tư vào sự tự nhận thức của nhân viên. 

Để vận dụng thành công phương thức này, nhà quản trị nhân sự có thể bắt đầu từ những đánh giá cá nhân đối với từng nhân viên, từ đó giúp họ đưa ra những kế hoạch cải thiện phù hợp, cải thiện điểm yếu và phát triển thế mạnh bản thân.

      2. Thường xuyên khuyến khích nhân viên ghi nhận lại cảm xúc của bản thân

Các nhà lãnh đạo có thể khuyến khích nhân viên ghi nhận cảm xúc của họ thường xuyên để giúp họ nhìn lại và nhận ra các mô hình trong cảm xúc và cách mà họ phản ứng với chúng. Các ghi chú sẽ giúp nhân viên đánh giá được hành vi của chính họ và phát triển hoặc loại bỏ những hành vi không mong muốn. Trong bước này, các nhà lãnh đạo có thể lắng nghe và tư vấn cho nhân viên khi cần thiết.

      3. Trao đổi với nhân viên về cách mà họ đang dùng để quản lý cảm xúc bản thân

Tiếng nói từ nội tâm của mỗi cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc và cách mà mỗi người suy nghĩ và hành động. Do đó, nhận thức được điều này là một bước quan trọng để cải thiện EQ của một cá nhân.

       4. Khuyến khích nhân viên thực hành thiền chánh niệm (Mindfulness)

Mindfulness bao gồm cách mà mỗi cá nhân quản lý và phản ứng với những khó khăn và thách thức. Nghiên cứu chỉ ra rằng đào tạo chánh niệm sẽ tăng cường nhận thức về cảm xúc, giúp giảm căng thẳng và lo lắng, từ đó giúp việc ra quyết định và hợp tác tốt hơn trong công việc và cả trong cuộc sống.

Nguồn: HRINASIA

 

 
 
Chương trình đào tạo
 
logo_IHRM.png

 

 Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự
tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế

 

   

Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY