7 NGUYÊN TẮC VỀ TIỀN BẠC AI CŨNG CẦN BIẾT

Theo Motley Fool, những quy tắc dưới đây có thể áp dụng với tất cả mọi người, dù bạn là ai, kiếm được bao nhiêu tiền và đầu tư ra sao.

1. Tiêu tiền để chứng tỏ mình giàu là cách nghèo đi nhanh nhất

Quy tắc vàng đầu tiên về tiền bạc chính là sự giàu có là thứ bạn không nhìn thấy được. Nó không phải là xe hơi, quần áo hay trang sức. Đó là những tài sản như tiền mặt, cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi ngân hàng. Chúng sẽ giúp bạn mua được sự tự do và an toàn. Vì thế, hãy lựa chọn thứ bạn muốn một cách khôn ngoan.

Mỗi năm, nữ ca sĩ Rihanna kiếm được hàng chục triệu USD. Nhưng năm 2009, cô hoàn toàn cháy túi. Rihanna kiện cố vấn tài chính không làm tròn bổn phận của mình. Và người này đáp lại rằng: “Tôi có cần phải nói với cô ấy rằng nếu cứ tiếp tục vung tiền mua sắm, cuối cùng tất cả những gì cô ấy còn lại sẽ chỉ là những món đồ thay vì tiền không?”

2. Giàu có chỉ mang tính tương đối

Theo nhà kinh tế học Branko Milanovic của Ngân hàng Thế giới, “Nhóm người nghèo nhất tại Mỹ (5%) thực ra còn giàu hơn hai phần ba dân số thế giới”. Hơn nữa, “chỉ khoảng 3% dân số Ấn Độ có thu nhập cao hơn những người nghèo nhất tại Mỹ”.

Cách đơn giản nhất để đánh giá về sự giàu có của bạn là so sánh bản thân với những người xung quanh. Vì mức sống ở Mỹ cao, thành công của bạn cũng chỉ thuộc dạng bình thường. Nếu bạn muốn cảm thấy mình giàu có, hãy nhìn vào 90% dân số không phải người Mỹ hoặc châu Âu. Bạn sẽ nhận ra rằng cảm giác về sự giàu có thực ra chỉ là trò chơi tinh thần.

3. Đầu tư không phải để tối thiểu hóa sự buồn chán, mà là tối đa hóa lợi nhuận

Con đường dẫn tới đầu tư thành công thường khá nhàm chán, đòi hỏi sự nhẫn nại và kiên định. Đa số mọi người đều muốn sôi nổi hơn, vì vậy, họ liên tục điều chỉnh các khoản đầu tư của mình. Chính điều này đã phá hủy sự giàu có của họ. Nếu muốn giàu hơn mức trung bình, bạn phải làm được điều mà hầu hết mọi người không thể. Trong đầu tư, điều này có nghĩa là chịu đựng sự nhàm chán. Đây là một kỹ năng rất quan trọng.

4. Cách duy nhất để giàu có là tạo khoảng cách giữa thu nhập và cái tôi của bạn

Để làm giàu, điều quan trọng nhất là bạn tiết kiệm được bao nhiêu, chứ không phải kiếm được từng nào. Tỷ lệ tiết kiệm chính là khoảng cách giữa cái tôi và thu nhập của bạn. Hãy cố gắng duy trì và nới rộng khoảng cách này.

5. Tài sản đáng giá nhất bạn có chính là khả năng phớt lờ suy nghĩ của người khác

Hầu hết mọi người đều mắc sai lầm về tiền bạc. Vì vậy, để làm tốt hơn cũng có nghĩa bạn phải tiêu tiền khác họ. Thế là bạn không tiêu nhiều như họ, đầu tư khác họ và từ từ trở nên giàu có. Những điều này có thể khiến người khác nghĩ bạn là kẻ ngốc. Nhưng đừng quan tâm, vì có thể họ mới chính là những kẻ ngốc. Nhà đầu tư nổi tiếng của Mỹ - Charlie Munger cho rằng: “Một số người sẽ luôn luôn giàu nhanh hơn bạn. Đây cũng chẳng phải bi kịch gì cả”. Khả năng phớt lờ suy nghĩ của người khác về bạn là thứ buộc phải có để đạt được những kết quả phi thường.

6. Dành nhiều thời gian phân tích thất bại hơn là nghiên cứu thành công

Bạn có thể học được nhiều điều về tiền bạc từ một người từng bị phá sản hơn là từ nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett. Bởi vì trở nên ngốc nghếch thường dễ hơn xuất sắc. Vì vậy, bạn cần nỗ lực để tránh đưa ra những quyết định sai lầm nhiều hơn quyết định đúng. Nhà kinh tế học Eric Falkenstein nhận định: “Trong tennis chuyên nghiệp, 80% các cú đánh của vận động viên là giành điểm, trong khi ở giải nghiệp dư, người ta đánh trượt 80%. Điều tương tự cũng xảy ra với đấu vật, cờ tướng và đầu tư. Người mới nên tập trung vào việc tránh lỗi, còn các chuyên gia sẽ đánh những cú lớn”.

7. Mọi thứ đều có thể xảy ra tại bất cứ thời điểm nào, bởi bất cứ lý do gì

Có thể tuần tới bạn sẽ bị sa thải, ngày mai bạn có thể bị kiện hoặc tự nhiên trúng số. Giá cổ phiếu có thể tăng trong thời gian dài hơn và lao dốc nhanh gấp đôi so với dự tính của bạn. Những việc liên quan đến tiền cũng như vậy, bạn không biết được điều gì sẽ xảy ra và chẳng thể làm gì với nó cả.

(Theo Vnexpress.net)

Chương trình đào tạo

CFO - GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
CFO - Chief Financial Officer

“CFO” là một chương trình đặc biệt của PACE, do các chuyên gia của PACE nghiên cứu, thiết kế, biên soạn
và trực tiếp giảng dạy theo mô hình quản trị tài chính “PFMM” (PACE’s Financial Management Model).

Nâng tầm quản trị tài chính của CFO trong thời kỳ mới

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Chương trình đào tạo

TÀI CHÍNH DÀNH CHO LÃNH ĐẠO
Finance For Leaders

Khóa học tài chính dành cho lãnh đạo tại PACE giúp nhà quản lý góc nhìn tổng quan về tài chính và biết cách hoạch định, tổ chức quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 369