Chiến lược truyền thông là gì? Cách xây dựng chiến lược truyền thông

Truyền thông tác động trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp. Điều này đặc biệt đúng với ngày nay khi mọi người có thể không còn kết nối vật lý nhiều như trước nữa. Sự xuất hiện của đại dịch Covid 19 và các công việc từ xa buộc các tổ chức phải thích ứng với các phương tiện kỹ thuật số, tận dụng tốt hơn các hoạt động liên lạc không đồng bộ. Do đó, một chiến lược truyền thông bài bản, chi tiết là đặc biệt quan trọng và cần thiết.

Truyền thông là gì?

Truyền thông là quá trình giao tiếp, truyền tải thông tin, tin tức,... từ một nguồn đến một hoặc nhiều người nhận thông qua việc sử dụng các phương tiện và công cụ giao tiếp. Nó là một khía cạnh quan trọng trong xã hội hiện đại, với vai trò chính là truyền tải, chia sẻ và tạo nên thông tin, ý kiến ​​và kiến thức giữa các cá nhân, tổ chức và cộng đồng.

Chiến lược truyền thông là gì?

Chiến lược truyền thông là kế hoạch, phương pháp tổ chức, điều hành và thực hiện các hoạt động truyền thông của một tổ chức, công ty, hoặc cá nhân. Nó bao gồm việc xác định đối tượng, thông điệp, phương tiện và kênh truyền thông phù hợp để tạo ra tác động, tương tác mang tính chiến lược với khán giả hoặc công chúng mục tiêu, với mục đích thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Mục tiêu của chiến lược truyền thông có thể là tăng cường nhận thức thương hiệu, xây dựng hình ảnh đáng tin cậy, thúc đẩy bán hàng, tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, hoặc ảnh hưởng đến quan điểm và hành vi của công chúng.

Chiến lược truyền thông là kế hoạch và phương pháp tổ chức, điều hành và thực hiện các hoạt động truyền thông của một tổ chức, công ty, hoặc cá nhân

2 Thành phần chính trong chiến lược truyền thông

Chiến lược truyền thông thông thường gồm có 2 phần chính:

  • Chiến lược nội dung: Nhằm truyền tải thông điệp quan trọng từ công ty đến khách hàng, tập trung vào những đặc điểm độc đáo của sản phẩm so với các đối thủ trên thị trường. Mục tiêu của chiến lược là thuyết phục người khách hàng và khuyến khích họ tiêu dùng sản phẩm. Để truyền đạt thông điệp này, công ty sẽ sử dụng nhiều hình thức khác nhau như thiết kế bao bì sản phẩm, hình ảnh và âm thanh trong TVC quảng cáo, cũng như các thiết kế trên áp phích, tờ rơi và các phương tiện truyền thông khác.

  • Chiến lược sử dụng các phương tiện truyền thông: Sau khi đã hoàn tất việc lên ý tưởng nội dung truyền tải thông điệp sản phẩm, việc lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp là một yếu tố quan trọng. Các nhà hoạch định chiến lược truyền thông cần xem xét kỹ việc chọn lựa phương tiện thích hợp dựa trên đối tượng sử dụng sản phẩm và hình thức truyền thông, nhằm đạt hiệu quả mong muốn và đồng thời tiết kiệm chi phí.

Quy trình xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả

Bước 1. Phân khúc khách hàng mục tiêu

Phân khúc khách hàng mục tiêu là bước đầu tiên trong quy trình xây dựng chiến lược truyền thông. Bước này giúp doanh nghiệp xác định rõ nhóm đối tượng mà họ muốn truyền thông đến. Mỗi phân khúc sẽ có kế hoạch triển khai chiến dịch Marketing khác nhau. Song song đó, doanh nghiệp cũng cần nắm được sở thích, tâm lý, hành vi của từng nhóm đối tượng mục tiêu. Dựa vào đó mới xây dựng thông điệp truyền thông thuyết phục và mang lại hiệu quả cao hơn.

Bước 2. Xác định mục tiêu truyền thông

Bước này nhằm xác định mục tiêu chính mà chiến lược truyền thông muốn đạt được. Mục tiêu có thể là tăng nhận thức về thương hiệu, nâng cao hình ảnh công ty, tăng doanh số bán hàng, xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, hay quảng bá sản phẩm mới. Mục tiêu truyền thông cần cụ thể, đo lường được và phù hợp với mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp. Có thể xác định mục tiêu truyền thông theo nguyên tắc SMART. Các mục tiêu truyền thông cần được xác định dựa trên mục tiêu kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp và đối tượng mục tiêu của chiến lược truyền thông.

Bước 3. Thiết lập thông điệp truyền thông

Để tăng khả năng tiếp cận khách hàng một cách tối đa, mỗi chiến lược truyền thông cần đi kèm với một thông điệp cụ thể và rõ ràng. Thông qua thông điệp truyền thông, khách hàng có thể lựa chọn hành động dựa trên các giá trị mà thông điệp nhắc đến.

Tuy nhiên, việc tìm ra thông điệp hiệu quả để tác động đến tâm trí khách hàng và chiếm vị trí quan trọng trong lòng họ là vô cùng quan trọng. Điều này là bởi vì khách hàng thường nhận được nhiều thông điệp trong một ngày và dễ bị "bão hòa" thông tin. Đôi khi, để thương hiệu được ghi sâu vào tâm trí khách hàng, doanh nghiệp cần tiếp tục truyền thông và nhắc lại thông điệp đó nhiều lần.

Bước 4. Chọn kênh truyền thông phù hợp

Dựa trên mục tiêu và đối tượng, cần lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất. Các kênh truyền thông có thể bao gồm quảng cáo truyền hình, radio, báo chí, truyền thông xã hội, sự kiện, công cụ truyền thông nội bộ,... Đánh giá sự phù hợp của từng kênh với mục tiêu, ngân sách và khả năng tiếp cận khách hàng mà doanh nghiệp cần lựa chọn sao cho phù hợp.

Bước 5. Xây dựng kế hoạch và thực hiện

Dựa trên mục tiêu, đối tượng và kênh truyền thông đã chọn, cần xây dựng kế hoạch chi tiết về các hoạt động truyền thông cần thực hiện. Kế hoạch bao gồm lịch trình, ngân sách, các hoạt động cụ thể và các chỉ số đo lường hiệu quả.

Bước 6. Đo lường và đánh giá

Cuối cùng, sau khi triển khai chiến lược truyền thông, cần đo lường và đánh giá hiệu quả của các hoạt động. Điều này giúp đánh giá xem liệu mục tiêu đã đạt được chưa và tạo ra cơ sở để cải tiến, điều chỉnh chiến lược truyền thông trong tương lai. Với những thông điệp được khách hàng đón nhận tích cực, doanh nghiệp cần đầu tư cải tiến thêm, đối với những thông điệp không đạt kết quả như mong đợi, cần tiền hành loại bỏ hoặc điều chỉnh sao cho phù hợp.

Quy trình xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả

Vai trò của chiến lược truyền thông

Chiến lược truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và duy trì hình ảnh, thông điệp cũng như quan hệ của một tổ chức hoặc cá nhân với công chúng.

  • Xác định mục tiêu của tổ chức hoặc cá nhân trong việc giao tiếp với công chúng. Định rõ những thông điệp cần truyền tải và nhóm người mà thông điệp đó hướng đến.

  • Xây dựng hình ảnh và thương hiệu của một tổ chức hoặc cá nhân trong mắt công chúng. Định hình cách tổ chức hoặc cá nhân được nhìn nhận và đánh giá và tạo ra một ấn tượng tích cực với công chúng.

  • Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với công chúng. Cung cấp các phương pháp và kênh giao tiếp hiệu quả để tương tác với công chúng, nghe và phản hồi ý kiến, thúc đẩy sự tương tác và tạo lòng tin.

  • Quản lý thông tin và đối phó với các tình huống khẩn cấp hoặc tiêu cực. Giúp điều chỉnh thông tin được công chúng nhận thấy và đảm bảo rằng thông tin được truyền tải theo cách mà tổ chức hoặc cá nhân mong muốn.

  • Định ra các tiêu chí và phương pháp đánh giá hiệu quả của các hoạt động truyền thông. Đo lường sự thành công của chiến dịch truyền thông, đồng thời cung cấp thông tin phản hồi để điều chỉnh và cải thiện chiến lược trong tương lai.

Các hình thức trong chiến lược truyền thông

Truyền thông trực tiếp

Truyền thông trực tiếp là hình thức truyền thông trong đó nhân viên doanh nghiệp và người tiếp nhận thông tin tương tác trực tiếp với nhau. Đó có thể là tại các điểm bán hàng, trưng bày sản phẩm hoặc thông qua các trung tâm dịch vụ qua điện thoại. Nhân viên sử dụng kỹ năng và kinh nghiệm của mình để truyền đạt thông tin về sản phẩm/ dịch vụ đến khách hàng bằng cách sử dụng lời nói và kỹ năng thuyết phục.

Mặc dù hình thức này tốn nhiều thời gian và công sức hơn, nhưng nó giúp doanh nghiệp tạo ra một mối quan hệ gần gũi hơn với khách hàng. Cho phép doanh nghiệp hiểu rõ hơn về mong muốn, nhu cầu và hành vi tiêu dùng của khách hàng, từ đó phát triển chiến lược truyền thông tốt hơn cho tương lai.

Truyền thông gián tiếp

Truyền thông gián tiếp là hình thức quảng bá sản phẩm/ dịch vụ qua các kênh trung gian như mạng xã hội, website, sàn Thương mại điện tử hay Poster, áp phích, tờ rơi,… Truyền thông gián tiếp ngày càng trở thành một phương thức phổ biến vì nó giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và tiết kiệm thời gian so với việc gặp trực tiếp khách hàng. Tuy nhiên, việc sử dụng hình thức truyền thông này cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh cao giữa các thương hiệu.

Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư vào việc tạo nội dung hấp dẫn thông qua các phương tiện truyền thông như truyền hình, báo chí, poster,... nhằm tạo sự gần gũi hơn với khách hàng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cách làm này cũng đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

Các hình thức trong chiến lược truyền thông

Các chiến lược truyền thông hiệu quả cho sản phẩm mới

  1. Marketing nội dung
  2. Ads
  3. Livestream
  4. Influencer Marketing
  5. Chatbot trên trang Web
  6. Công nghệ thực tế ảo (AR)/ thực tế tăng cường (VR)

Marketing nội dung

Marketing nội dung đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng và tăng cường nhận diện thương hiệu, tạo sự tương tác với khách hàng và thu hút sự quan tâm của đối tượng tiềm năng. Nội dung chất lượng có thể giúp thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng và giúp họ hiểu rõ hơn về thương hiệu cũng như sản phẩm mới của doanh nghiệp.

Một nội dung hấp dẫn đồng thời cũng có thể khuyến khích khách hàng tiềm năng truy cập trang web, nơi họ có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm mới của doanh nghiệp. Từ đó giúp tăng cường tối ưu SEO và cải thiện thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm.

Để Marketing nội dung hiệu quả cho sản phẩm mới, điều quan trọng là phải tạo ra nội dung chất lượng có liên quan và hấp dẫn đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp. Nội dung nên cung cấp thông tin có giá trị về sản phẩm mới, cũng như giải quyết các vấn đề hoặc nhu cầu của khách hàng. Theo đó, việc lựa chọn kênh phân phối phù hợp cũng rất quan trọng.

Ads

Các nền tảng số như mạng xã hội, Google, YouTube,... có lượng người dùng khổng lồ, bao gồm cả khách hàng mục tiêu của sản phẩm mới. Do đó, quảng cáo trên các nền tảng này giúp doanh nghiệp tiếp cận được lượng lớn khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trường và tăng khả năng bán hàng.

Livestream

Chiến lược truyền thông Livestream cho phép doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khán giả thông qua tính năng bình luận trực tiếp. Tạo ra một trải nghiệm tham gia tích cực và giúp xây dựng mối quan hệ tốt hơn với khách hàng.

Livestream đã trở thành một phương tiện truyền thông mạnh mẽ và ngày càng phổ biến trong thời đại số hóa hiện nay. Nó cung cấp một công cụ mạnh mẽ cho cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức để truyền tải thông điệp của họ trực tiếp đến khán giả một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Influencer Marketing

Influencer Marketing là một trong những chiến lược truyền thông hiệu quả cho sản phẩm mới, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi người tiêu dùng ngày càng có xu hướng tìm kiếm thông tin về sản phẩm/ dịch vụ qua mạng xã hội.

Influencer Marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận với một lượng lớn người tiêu dùng tiềm năng, đặc biệt là những người có mối quan tâm với influencer mà doanh nghiệp hợp tác. Giúp tăng nhận diện thương hiệu và tạo dựng uy tín trong mắt người tiêu dùng. Khi người tiêu dùng thấy influencer yêu thích và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, họ sẽ có xu hướng tin tưởng và lựa chọn sản phẩm đó hơn.

Chatbot trên trang Web

Chatbot được tích hợp vào trang web của doanh nghiệp và có thể tương tác với khách truy cập bằng cách trả lời câu hỏi, cung cấp thông tin và hỗ trợ khách hàng. Chatbot cho phép khách hàng tương tác trực tiếp với sản phẩm mới thông qua trang web mà không cần chờ đợi hồi đáp từ nhân viên. Giúp họ có trải nghiệm tích cực và thuận tiện hơn.

Công nghệ thực tế ảo (AR)/ thực tế tăng cường (VR)

Thực tế ảo (VR) là công nghệ tạo ra môi trường ảo hoàn toàn, khiến người dùng cảm giác như đang ở trong một thế giới khác. Công nghệ này có thể được sử dụng để tạo ra các trải nghiệm thực tế cho sản phẩm mới, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm và cách sử dụng nó. Ví dụ, một công ty sản xuất ô tô có thể sử dụng VR để cho khách hàng lái thử xe mới ngay tại nhà.

Thực tế tăng cường (AR) là công nghệ thêm các thành phần ảo vào thế giới thực. Công nghệ này có thể được sử dụng để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm mới và cách sử dụng nó trong thế giới thực. Ví dụ, một công ty sản xuất đồ nội thất có thể sử dụng AR để cho khách hàng thấy cách một món đồ nội thất sẽ trông như thế nào trong ngôi nhà của họ.

Các chiến lược truyền thông hiệu quả cho sản phẩm mới

Phân biệt chiến lược và chiến thuật truyền thông

Chiến lược truyền thông và chiến thuật truyền thông mặc dù có mối liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng chúng có sự khác biệt về phạm vi và mục tiêu của mình.

  • Trong khi: chiến lược truyền thông là kế hoạch tổng thể và dài hạn để đạt được mục tiêu truyền thông của doanh nghiệp. Nó liên quan đến việc xác định các mục tiêu truyền thông, đối tượng khách hàng mục tiêu, thông điệp cần truyền tải và các phương tiện truyền thông sẽ được sử dụng. Chiến lược truyền thông giúp xác định hướng đi chung và định hình nhận thức, hình ảnh và danh tiếng của tổ chức trong mắt công chúng.

  • Thì: chiến thuật truyền thông là cách thức cụ thể để thực hiện chiến lược truyền thông. Nó liên quan đến các quyết định và hoạt động cụ thể để thực hiện thông điệp truyền tải của tổ chức đến khách hàng mục tiêu. Chiến thuật truyền thông có thể bao gồm việc lựa chọn các phương tiện truyền thông cụ thể, thiết kế chiến dịch quảng cáo, xác định vị trí quảng cáo, lựa chọn đối tác truyền thông và xác định lộ trình thực hiện.

Có thể hiểu một cách đơn giản, chiến thuật truyền thông được xây dựng dựa trên chiến lược truyền thông. Chiến lược truyền thông xác định mục tiêu và hướng đi cho chiến dịch truyền thông. Chiến thuật truyền thông là các bước cụ thể để đạt được mục tiêu đó.

Phân biệt chiến lược và chiến thuật truyền thông

Phân biệt chiến lược truyền thông và chiến lược Marketing

  • Chiến lược truyền thông là tập hợp các hoạt động nhằm truyền tải thông tin, thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng mục tiêu. Mục tiêu của chiến lược truyền thông là tạo nhận thức về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.

  • Chiến lược Marketing là tập hợp các hoạt động nhằm tiếp cận, thu hút và giữ chân khách hàng, nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu của chiến lược Marketing có thể là tăng doanh số, tăng thị phần, xây dựng thương hiệu,...

Phân biệt

Chiến lược truyền thông

Chiến lược Marketing

Đối tượng

Tập trung vào việc xây dựng, bảo vệ và quản lý hình ảnh, danh tiếng và thông điệp của một tổ chức, thương hiệu hoặc sản phẩm

Tiếp cận và tương tác với khách hàng, nhằm tạo ra giá trị và tăng doanh số bán hàng

Mục tiêu

Tạo dựng và duy trì một hình ảnh tích cực, tạo lòng tin và tương tác tốt với công chúng, khách hàng, cổ đông và các bên liên quan khác

Tạo ra nhu cầu, lợi thế cạnh tranh, đưa sản phẩm/ dịch vụ đến tay khách hàng mục tiêu và thúc đẩy hành động mua hàng hoặc tương tác khác từ phía khách hàng.

Phạm vi

Bao gồm các hoạt động như quảng cáo, quan hệ công chúng, truyền thông đại chúng, quảng bá sản phẩm và thương hiệu, quản lý sự kiện, truyền thông xã hội,...

Nghiên cứu thị trường, phân tích đối tượng khách hàng, xây dựng chiến dịch quảng cáo, quảng bá sản phẩm, chiến lược định giá, phân phối sản phẩm, quản lý mối quan hệ khách hàng,...

Chiến lược truyền thông là một phần quan trọng của chiến lược Marketing. Chiến lược truyền thông hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu Marketing của mình. Tuy nhiên, chiến lược truyền thông không thể thay thế hoàn toàn cho chiến lược Marketing. Chiến lược Marketing cần bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, trong đó có chiến lược truyền thông.

3 Chiến lược truyền thông thành công khi ra mắt sản phẩm

  1. Chiến lược Marketing Airbnb
  2. Chiến lược Marketing Paypal
  3. Chiến lược truyền thông Dropbox

Chiến lược Marketing Airbnb

Airbnb đã trở thành một startup nổi tiếng trong lĩnh vực kết nối những người có nhà hoặc căn hộ trống với những người có nhu cầu thuê. Điểm đặc biệt của dịch vụ này là tạo ra một trải nghiệm chỗ ở độc đáo và đồng thời cung cấp cơ hội cho khách hàng kết nối với nhau qua mạng xã hội. Nhờ phương pháp này, du khách có cơ hội trải nghiệm cuộc sống địa phương một cách tận hưởng.

Airbnb Neighborhood là một nền tảng dành riêng cho những khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ để chia sẻ những trải nghiệm của họ. Chiến lược và chi phí Marketing này đã được đánh giá tích cực vì không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng.

Chiến lược Marketing Paypal

Một trong những chiến lược truyền thông mà PayPal đã sử dụng là chương trình trả tiền cho người đăng ký. Cụ thể, mỗi khi một khách hàng đăng ký tài khoản, công ty trả cho họ một khoản tiền thưởng trị giá 20 đô la. Sau đó, khách hàng này có thể kiếm thêm 20 đô la nữa nếu họ thành công mời người khác tham gia.

Kết quả của chiến dịch này đã rất khả quan, với việc số lượng khách hàng ngày càng tăng lên. Sau một thời gian duy trì chiến lược, số lượng khách hàng đã ổn định. Để tiết kiệm chi phí, công ty đã giảm số tiền thưởng xuống còn 10 đô la và sau đó là 5 đô la. Phương pháp này đã chứng minh hiệu quả trong việc chuyển đổi khách hàng với mức chi phí thấp nhất so với các phương pháp khác.

Chiến lược truyền thông Dropbox

Dropbox đã chọn sử dụng các mạng xã hội như Facebook và Twitter để quảng bá sản phẩm của mình. Họ thiết lập một chiến dịch quảng cáo độc đáo, trong đó khách hàng được nhận dung lượng lưu trữ tương ứng cho mỗi lượt chia sẻ thương hiệu của Dropbox. Để khuyến khích sự tăng trưởng đăng ký trong thời gian ngắn, Dropbox cũng tặng thêm 500MB cho người đăng ký mới.

Ngoài ra, những người đã đăng ký trước đó và thành công trong việc giới thiệu sản phẩm sẽ được tặng thêm 50% dung lượng lưu trữ, với dung lượng này được lấy từ người mới được giới thiệu. Chiến lược marketing này đã nhận được đánh giá cao vì tạo ra hiệu ứng lan truyền tích cực trong cộng đồng người dùng mạng xã hội. Kết quả là, chiến dịch này đã mang lại một tăng trưởng đáng kể với 65% lượt đăng ký tăng lên.

3 Chiến lược truyền thông thành công khi ra mắt sản phẩm

Một chiến lược truyền thông chỉn chu, sáng tạo có thể giúp doanh nghiệp truyền đạt thông điệp của mình đến đúng người vào thời điểm thích hợp nhất. Trong một chiến lược truyền thông bài bản phải nêu rõ thông điệp, mục tiêu và quy trình của các hoạt động tiếp cận cộng đồng của doanh nghiệp. Cho dù là dự án lớn hay nhỏ, chính thức hay không chính thức, việc chuẩn bị tốt cho chiến lược truyền thông có thể giúp doanh nghiệp đảm bảo dự án có tổ chức và hiệu quả hơn.

Chương trình đào tạo

CMO - GIÁM ĐỐC MARKETING
CMO - Chief Marketing Officer

Khóa học CMO là chương trình đào tạo Giám Đốc Marketing chuyên nghiệp tại PACE
giúp bạn xây dựng và triển khai chiến lược Marketing tổng thể đa kênh trong bối cảnh Marketing 5.0 & AI.

Định nghĩa lại "chân dung" của Giám đốc Marketing trong kỷ nguyên số.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 379