Kế toán nội bộ là gì? Mô tả công việc của kế toán nội bộ

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, vai trò của kế toán nội bộ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, khi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự quản lý tài chính hiệu quả để tồn tại và phát triển, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Kế toán nội bộ là gì?

Kế toán nội bộ (hay còn gọi là kế toán quản trị) là bộ phận thực hiện các hoạt động liên quan đến thu thập, kiểm soát, lưu trữ, phân tích, thống kê và báo cáo thông tin tài chính nội bộ của doanh nghiệp. Mục đích chính của kế toán nội bộ là cung cấp thông tin tài chính chính xác và kịp thời đến bộ phận quản lý để hỗ trợ quá trình ra quyết định kinh doanh. Bộ phận này là một phần quan trọng trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp.

Kế toán nội bộ cũng có chức năng giám sát sự tuân thủ các quy định pháp luật và quy trình nội bộ trong doanh nghiệp.

Kế toán nội bộ (hay còn gọi là kế toán quản trị) là bộ phận thực hiện các hoạt động liên quan đến thu thập, kiểm soát, lưu trữ, phân tích, thống kê và báo cáo thông tin tài chính nội bộ của doanh nghiệp

Mô tả công việc của kế toán nội bộ

JD công việc của nhân viên kế toán nội bộ ở mỗi doanh nghiệp sẽ có những điểm khác biệt tùy thuộc vào quy mô, đặc thù của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, một số công việc chung của nhân viên kế toán nội bộ bao gồm:

  • Quản lý các tài khoản liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các khoản thu, chi, tài sản và nợ phải trả

  • Thực hiện xử lý các giao dịch tài chính của doanh nghiệp, bao gồm việc lập hóa đơn, phiếu chi, phiếu thu,...

  • Lập các báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo kết quả kinh doanh. Các báo cáo này giúp bộ phận quản lý đánh giá hiệu quả hoạt động và đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn

  • Phân tích chi phí của doanh nghiệp, bao gồm chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí bán hàng,... để đưa ra các giải pháp kinh doanh hiệu quả

  • Kiểm soát các chứng từ, hoá đơn, đảm bảo tính hợp lệ và chính xác

  • Lập báo cáo đột xuất theo tuần/ tháng/ quý nếu có yêu cầu đột xuất.

>> Tham khảo: Khóa học Đọc hiểu báo cáo tài chính

Phân loại kế toán nội bộ

Tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, kế toán nội bộ thường được phân thành nhiều vị trí khác nhau nhằm đảm bảo thực hiện tốt vai trò và hiệu suất công việc.

Kế toán thanh toán

Vị trí này có trách nhiệm lập các chứng từ liên quan đến việc tạm ứng, đối chiếu công nợ, thanh toán giữa các kết quả chứng từ để quản lý các khoản tạm ứng thanh toán.

Kế toán tiền lương

Vị trí kế toán tiền lương đảm nhận việc tính toán, chi trả lương cho nhân viên. Đồng thời lập và quản lý danh sách đội ngũ nhân viên, chính sách đóng bảo hiểm của nhân sự trong doanh nghiệp.

Kế toán công nợ

Vị trí này chịu trách nhiệm lên kế hoạch giãn nợ, thu hồi công nợ thông qua việc kiểm soát kỹ lưỡng tình trạng thanh toán của khách hàng. Đồng thời lập báo cáo cụ thể về các khoản công nợ phát sinh.

Kế toán thu chi

Vị trí này có vai trò thủ quỹ, đảm bảo việc quản lý quỹ tiền mặt hiệu quả, cập nhật các nguồn thu - chi, phần tồn quỹ tiền mặt và thực hiện báo cáo cho cấp trên.

Kế toán kho

Kế toán kho có nhiệm vụ lập chứng từ, ghi sổ hàng hóa xuất - nhập khi, quản lý các luồng hàng hóa qua kho theo quy định của công ty. Bên cạnh đó còn cần lập báo cáo chi tiết về tình hình hàng hóa xuất nhập hay tồn kho khi có yêu cầu.

Kế toán ngân hàng

Kế toán ngân hàng là người lập ủy nhiệm chi, séc rút tiền, nộp tiền, ghi chép các thông tin vào sổ kế toán. Căn cứ vào chứng từ ghi trong sổ theo dõi luồng tiền ngân hàng cuối tháng đối chiếu thông tin sổ phụ ngân hàng và quản lý tiền tại ngân hàng.

Kế toán bán hàng

Kế toán bán hàng là người quản lý hoạt động bán hàng, bao gồm các công việc như nhập số liệu mua bán hàng hóa vào phần mềm kế toán, quản lý hóa đơn, chính sách chiết khấu cho khách hàng, đối chiếu với số liệu mua hàng trong kho, quản lý công nợ. Bên cạnh đó, vị trí này còn có trách nhiệm tổng hợp doanh thu, đối chiếu lượng hàng xuất - nhập kho mỗi cuối ngày cùng thủ kho.

Kế toán tổng hợp

Kế toán tổng hợp đóng vai trò là người quản lý, phân tích chứng từ kế toán, cập nhật thông tin kinh tế - tài chính hằng ngày trong doanh nghiệp. Qua các dữ liệu đó sẽ lập báo cáo tài chính, cố vấn cho ban lãnh đạo kế hoạch tài chính phù hợp.

Kế toán trưởng

Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ phận kế toán, quản lý, điều hành công tác chiến lược tài chính trong doanh nghiệp. Thường thì kế toán trưởng sẽ làm việc dưới quyền và báo cáo cho Giám đốc Tài chính (CFO), hỗ trợ định hướng, tham mưu cho ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Phân loại ke toan noi bo

Vai trò của kế toán nội bộ

Kế toán nội bộ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ quản lý và đưa ra các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Vai trò của kế toán nội bộ phải kể đến như:

  • Cung cấp thông tin tài chính hỗ trợ quản lý đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn và hiệu quả

  • Đảm bảo các giao dịch tài chính được ghi nhận đầy đủ và chính xác để cung cấp thông tin tài chính đáng tin cậy cho các bộ phận liên quan

  • Phân tích các dữ liệu tài chính và đưa ra các giải pháp để giảm thiểu rủi ro tài chính cho doanh nghiệp

  • Đảm bảo các hoạt động kế toán và tài chính của doanh nghiệp tuân thủ quy định Pháp luật

  • Quản lý quản lý ngân sách của doanh nghiệp bằng cách phân tích chi phí và đưa ra các giải pháp để giảm, thiểu, tiết kiệm ngân sách.

Vai trò của ke toan noi bo

Yêu cầu cần có đối với kế toán nội bộ

Chuyên môn về nghiệp vụ kế toán và tin học văn phòng

Kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ kế toán là yếu tố quan trọng để kế toán nội bộ có thể thực hiện các hoạt động quan trọng như quản lý tài khoản, xử lý các giao dịch tài chính, lập báo cáo tài chính, phân tích chi phí và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Kiến thức này bao gồm các khái niệm kế toán cơ bản, quy trình kế toán, các tiêu chuẩn và quy định kế toán, các phương pháp phân tích tài chính,...

Ngoài ra, kế toán nội bộ cũng cần kỹ năng sử dụng tin học văn phòng để thực hiện các hoạt động kế toán, như phần mềm kế toán, xử lý tài liệu văn phòng, lập báo cáo. Các kỹ năng về tin học văn phòng bao gồm việc sử dụng các công cụ văn phòng như Microsoft Excel, Word, PowerPoint và các phần mềm kế toán phổ biến khác.

Sử dụng nhuần nhuyễn các phần mềm kế toán

Thành thạo phần mềm kế toán có nghĩa là kế toán nội bộ cần phải có kiến thức và kỹ năng về cách sử dụng các tính năng của phần mềm kế toán, bao gồm việc nhập liệu, xử lý các giao dịch tài chính, lập báo cáo tài chính, phân tích dữ liệu,... Kế toán nội bộ cũng cần phải hiểu được cách phần mềm kế toán hoạt động để có thể sử dụng nó hiệu quả và đảm bảo tính chính xác của thông tin tài chính.

Kỹ năng lập kế hoạch

Kế hoạch kinh doanh là một bản tóm tắt chi tiết của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Kế hoạch kinh doanh bao gồm các mục tiêu kinh doanh, các hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu đó, kế hoạch tài chính, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả của các hoạt động kinh doanh.

Kế toán nội bộ cần có kỹ năng lập kế hoạch để giúp quản lý doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh dựa trên các thông tin tài chính và phân tích chi phí. Đảm bảo có thể sử dụng các dữ liệu tài chính để đưa ra dự báo tài chính và đề xuất các kế hoạch kinh doanh phù hợp nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh. Kế toán nội bộ cũng có thể sử dụng kỹ năng phân tích chi phí để giúp quản lý đưa ra các quyết định về đầu tư hợp lý.

Kỹ năng giao tiếp

Kế toán nội bộ thường phải làm việc với nhiều bộ phận khác trong doanh nghiệp, bao gồm các bộ phận như sản xuất, kinh doanh, quản lý nhân sự,... Do đó, kỹ năng giao tiếp xuất sắc là rất quan trọng để đảm bảo thông tin tài chính được truyền đạt đúng cách và hiệu quả.

Theo đó, bộ phận này cần có khả năng truyền đạt thông tin tài chính một cách chính xác và dễ hiểu cho các đối tượng không chuyên về kế toán. Đồng thời phải biết lắng nghe và hiểu các yêu cầu của bộ phận khác để có thể tối ưu hóa các hoạt động kế toán. Ngoài ra, họ cũng cần có kỹ năng thuyết phục và thương lượng để giải quyết vấn đề trong doanh nghiệp liên quan đến tài chính, giải thích các vấn đề tài chính một cách dễ hiểu và thuyết phục với các bên liên quan về các quyết định kinh doanh.

Kỹ năng quản lý thời gian

Kế toán nội bộ cần phải có khả năng ưu tiên và phân chia thời gian để đảm bảo các công việc được hoàn thành đúng thời hạn, bởi bộ phận này cần thực hiện nhiều công việc khác nhau, có khi là cùng một lúc. Họ phải biết cách tổ chức công việc và tối ưu hóa quy trình làm việc để tiết kiệm thời gian.

Ngoài ra, kế toán nội bộ cần có khả năng đối phó với các tình huống khẩn cấp, cần biết khi nào nên yêu cầu sự hỗ trợ từ các đồng nghiệp và quản lý để đảm bảo các công việc được hoàn thành đúng thời hạn.

Kỹ năng thích ứng

Môi trường kinh doanh luôn thay đổi, doanh nghiệp cũng có thể phải thay đổi chiến lược kinh doanh, cơ cấu tổ chức để thích ứng kịp thời. Theo đó, kế toán nội bộ cần phải học hỏi, nâng cao kiến thức của mình để có thể đáp ứng các yêu cầu mới trong doanh nghiệp. Đồng thời có khả năng thích ứng với công nghệ mới và các phần mềm kế toán mới để tối ưu hóa quy trình làm việc.

Ngoài ra, kế toán nội bộ cần phải có khả năng thích ứng với những thay đổi trong quy trình làm việc và các yêu cầu của khách hàng, đối tác kinh doanh.

Kỹ năng ngoại ngữ

Việc có khả năng sử dụng ngoại ngữ là một lợi thế cho kế toán nội bộ, đặc biệt khi doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh quốc tế hoặc có quan hệ thương mại với các đối tác nước ngoài. Với các doanh nghiệp hoạt động tại nước ngoài, nếu kế toán nội bộ có khả năng ngoại ngữ, họ sẽ có thể hiểu, xử lý các thông tin tài chính được báo cáo bằng các ngôn ngữ khác một cách chính xác và hiệu quả hơn.

Yêu cầu cần có đối với ke toan noi bo

Phân biệt kế toán nội bộ và kế toán thuế

Phân biệt

Kế toán nội bộ

Kế toán thuế

Nhiệm vụ

Tổng hợp toàn bộ thông tin kinh doanh của doanh nghiệp, làm căn cứ để xác định các khoản lãi, lỗ

Tổng hợp các báo cáo liên quan đến cơ quan thuế trong doanh nghiệp

Trách nhiệm

Quản lý chứng từ, các chi phí liên quan đến hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp

Quản lý chứng từ có liên quan đến cơ quan thuế

Kiểm soát chứng từ

Kiểm soát toàn bộ, các chứng từ, hóa đơn, giấy tờ liên quan đến hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp

Kiểm soát hóa đơn, chứng từ theo quy định của cơ quan Thuế

Hạch toán

Theo nguyên tắc nội bộ

Theo quy định của cơ quan Thuế

Sử dụng dịch vụ thuê ngoài

Không nên

Có thể

Chủ doanh nghiệp hay các thành viên ban lãnh đạo đều rất coi trọng bộ phận kế toán nội bộ. Bởi họ cung cấp những thông tin quan trọng và cần thiết cho việc quản trị cũng như điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, để hoàn thành tốt công việc kế toán nội bộ, cần đòi hỏi sự nỗ lực và năng lực của từng cá nhân trong bộ phận. Kế toán nội bộ cần phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng quản lý tài chính thông thạo, khả năng thích ứng với thị trường và môi trường kinh doanh thay đổi liên tục. Chỉ khi đáp ứng được những yêu cầu này, kế toán nội bộ mới có thể đóng góp tối đa vào sự phát triển và thành công của doanh nghiệp.

>> Các vị trí kế toán khác:

Chương trình đào tạo

KẾ TOÁN DÀNH CHO LÃNH ĐẠO
Accounting For Leaders

Khóa học Kế toán dành cho lãnh đạo tại PACE
giúp học viên tổ chức và quản trị một bộ máy kế toán,
biết cách đọc, hiểu và phân tích những báo cáo tài chính do kế toán soạn lập.

Học kế toán để LÀM kế toán phải mất 4 năm đại học, nhưng nếu học kế toán để QUẢN LÝ kế toán và SỬ DỤNG kế toán thì chỉ mất khoảng 2 tuần.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 371