Kế toán thuế là gì? Mô tả nhiệm vụ & công việc của kế toán thuế

Kế toán thuế áp dụng cho tất cả các cá nhân, doanh nghiệp, tập đoàn. Ngay cả những người được miễn nộp thuế cũng phải tham gia vào kế toán thuế, đáp ứng các yêu cầu của luật thuế địa phương và quốc gia. Kế toán thuế rất quan trọng trong việc theo dõi các quỹ liên quan đến các thực thể kinh doanh và con người.

Kế toán thuế là gì?

Kế toán thuế là bộ phận chịu trách nhiệm báo cáo, tính toán, khai báo thuế cho doanh nghiệp. Mục tiêu là nhằm giúp công ty tuân thủ và quan tâm đến các khoản thuế của mình, đảm bảo báo cáo tài chính hoàn toàn đáp ứng mọi quy tắc, quy định về thuế.

Thông qua kế toán thuế, doanh nghiệp cũng có thể nắm được hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như số tiền đã nộp vào ngân sách quốc gia. Các vấn đề liên quan đến thuế được kê khai rõ ràng giúp báo cáo thuế được hoàn thành nhanh chóng, hiệu quả.

Ke toan thue là bộ phận chịu trách nhiệm báo cáo, tính toán, khai báo thuế cho doanh nghiệp

Vai trò của kế toán thuế trong doanh nghiệp

  • Thông qua các số liệu thực tế, giúp doanh nghiệp nắm rõ về tình hình kinh doanh, phát triển theo định kỳ

  • Là cầu nối giúp các cơ quan Nhà nước nắm được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, thông qua các báo cáo thuế

  • Góp một phần nhỏ vào việc giúp Nhà nước đưa ra những chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế đi lên

  • Đảm bảo nộp thuế đầy đủ và đúng hạn để tránh các khoản phạt và lãi suất phạt

  • Đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định về thuế của Pháp luật

  • Kế toán thuế có thể đưa ra các đề xuất về chiến lược thuế để giảm thiểu chi phí thuế cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ quy định

  • Cập nhật các thay đổi mới nhất về thuế, đảm bảo doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về thuế mới nhất.

>> Tham khảo: Tra cứu Mã số thuế Doanh nghiệp

Vai trò của ke toan thue trong doanh nghiệp

Mô tả công việc của một kế toán thuế

  1. Công việc của kế toán thuế vào đầu năm
  2. Công việc hàng ngày của kế toán thuế
  3. Công việc hàng tháng
  4. Công việc hàng quý
  5. Công việc vào cuối năm

Công việc của kế toán thuế vào đầu năm

  • Kê khai, nộp thuế môn bài: Nếu doanh nghiệp mới thành lập thì nộp thuế môn bài vào đầu năm. Kế toán thuế cần nộp muộn nhất là cuối ngày 31 tháng 1 theo quy định.

  • Nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (thuế VAT), thuế thu nhập cá nhân của tháng 12 hoặc quý 4 của năm trước liền kề.

  • Nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính của quý 4 của năm trước liền kề.

  • Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của quý 4 năm trước đó.

>> Tham khảo: Tra cứu Mã số Thuế cá nhân

Công việc hàng ngày của kế toán thuế

  • Thu thập các hóa đơn đầu ra, đầu vào

  • Theo dõi, xử lý và kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các hóa đơn, tránh để sai lệch thông tin có trên hóa đơn

  • Tiến hành nộp tiền thuế nếu có thuế phát sinh cần nộp, tránh trường hợp doanh nghiệp bị phạt do quá hạn nộp

  • Hạch toán các nghiệp vụ trong ngân hàng, bao gồm các loại tiền vào, tiền ra

  • Sắp xếp, lưu trữ, tổ chức các hóa đơn, chứng từ sao cho khoa học, dễ tìm kiếm khi cần

  • Nộp tiền vào ngân sách Nhà nước hạch toán các nghiệp vụ về quỹ, dựa vào các loại phiếu thu, phiếu chi.

Công việc hàng tháng

  • Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng với trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng, đồng thời có doanh thu từ 50 tỷ đồng trở lên

  • Lập tờ khai cho tất cả các loại thuế (nếu có)

  • Lập báo cáo cho tình trạng sử dụng hóa đơn hàng tháng với trường hợp doanh nghiệp mới thành lập dưới 12 tháng

  • Thực hiện bút toán phân bổ công cụ, dụng cụ, trích hao tài sản cố định

  • Cân đối chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, có phương án xử lý linh hoạt, tránh tình trạng dồn việc vào cuối năm.

Công việc hàng quý

  • Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập có doanh thu ít hơn 50 tỷ VND cần khai thuế giá trị gia tăng

  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân

  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp

Hạn nộp của các báo cáo là vào ngày 30 của tháng đầu tiên trong quý tiếp theo.

Công việc vào cuối năm

  • Hoàn tất các báo cáo tài chính của năm, đây là nhiệm vụ rất quan trọng của kế toán thuế. Báo cáo tài chính năm bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, Bảng cân đối số phát sinh tài khoản

  • Lập báo cáo thuế vào quý 4

  • Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp của năm

  • In sổ sách phục vụ cho quyết toán thuế, thanh tra của kiểm soát viên. Những sổ sách này bao gồm: Sổ quỹ tiền mặt; Sổ cái các tài khoản; Sổ tiền gửi ngân hàng; Sổ chi tiết các tài khoản; Bảng trích khấu hao tài sản cố định; Phiếu thu, chi.

Công việc kế toán thuế

Trách nhiệm của kế toán thuế

Ngoài những công việc trên, nhân viên kế toán còn thực hiện những công việc sau:

  • Khi có vấn đề phát sinh liên quan đến thuế, cần trực tiếp làm việc với cơ quan thuế để giải quyết

  • Kiểm tra, đối chiếu thông tin bảng kê khai hồ sơ xuất khẩu

  • Lập báo cáo tổng hợp liên quan đến thuế theo định kỳ, có những trường hợp là đột xuất

  • Theo dõi tình hình tồn đọng, nộp ngân sách, hoàn thuế của doanh nghiệp

  • Lập bảng thống kê danh sách lưu trữ, giữ gìn, bảo quản hóa đơn thuế giá trị gia tăng, tránh tình trạng thất thoát hoặc hư hỏng

  • Kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn thuế rồi báo cáo lên Cục Thuế

  • Theo dõi, cập nhật thường xuyên các chính sách, thông tin mới về luật thuế liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

  • Linh hoạt kiểm tra, đối chiếu các biên bản nhận hoặc trả hàng, tiến hành điều chỉnh doanh thu và báo cáo thuế khi có phát sinh.

Quyền hạn của một kế toán thuế

  • Đưa ra các đề xuất xử lý cho những trường hợp hóa đơn cần thanh hủy, tùy chỉnh theo luật Thuế hiện hành

  • Đánh giá, nhận xét khi phát hiện có sự chênh lệch về số liệu của quyết toán thuế và báo cáo thuế

  • Tiếp nhận, trao đổi thông tin và hướng dẫn cho bộ phận kế toán cơ sở nội bộ kê khai báo cáo thuế theo đúng quy định của luật Thuế hiện hành

  • Tương tác, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh với các cơ quan đơn vị thuộc nội bộ của doanh nghiệp trong phạm vi trách nhiệm, đảm bảo hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất

  • Chỉ cung cấp các số liệu liên quan đến nghiệp vụ mà bản thân đang phụ trách khi có sự cho phép của kế toán trưởng hoặc ban giám đốc.

Quyền hạn của một kế toán thuế

Yêu cầu kỹ năng cần có để làm một kế toán thuế

  1. Trình độ học vấn
  2. Kinh nghiệm
  3. Kỹ năng

Trình độ học vấn

Để trở thành một kế toán thuế, cần có trình độ học vấn và kiến thức chuyên môn liên quan đến lĩnh vực kế toán và thuế. Ít nhất là bằng cử nhân thuộc các chuyên ngành Tài chính, Kế toán. Ngoài ra, để tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động hiện nay, nhiều người cũng học và lấy các chứng chỉ như CPA, CPO, ACCA.

>> Đọc thêmTop 10 chứng chỉ kế toán, kiểm toán, tài chính quốc tế quyền lực

Kinh nghiệm

Yêu cầu về kinh nghiệm của các nhà tuyển dụng đối với vị trí kế toán thuế có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô, lĩnh vực và yêu cầu công việc của công ty. Tuy nhiên, hầu hết các nhà tuyển dụng đều yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm từ 1 - 3 năm làm việc trong lĩnh vực kế toán thuế, kế toán tổng hợp hoặc kế toán nói chung.

Ngoài kinh nghiệm, nhà tuyển dụng cũng có thể yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm về các phần mềm kế toán, luật thuế, thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng.

Kỹ năng kế toán thuế cần có

Kiến thức chuyên môn về kế toán và thuế

Bộ phận kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính chính xác và tuân thủ các quy định về thuế của doanh nghiệp. Để có thể thực hiện công việc này, nhân viên kế toán thuế cần phải có kiến thức chuyên môn về cả kế toán và thuế.

Điều này bao gồm các quy định về thuế, chế độ thuế, quy định về lệ phí, khấu trừ thuế và nộp thuế. Họ cũng cần phải nắm vững các quy trình kế toán để có thể áp dụng chính xác vào quá trình kế toán của doanh nghiệp.

Kỹ năng sử dụng phần mềm

Với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ, các phần mềm kế toán đa dạng và được tối ưu, kế toán thuế cần xem xét phần mềm nào phù hợp với tổ chức, áp dụng và thành thạo để tiến hành công việc hiệu quả và nhanh chóng.

Nhân viên kế toán thuế cần phải biết cách sử dụng các phần mềm này để xử lý, lưu trữ và truy xuất dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Kỹ năng sử dụng phần mềm còn giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả công việc, giảm thiểu sai sót trong quá trình xử lý dữ liệu.

Kỹ năng giao tiếp

Kế toán thuế thường phải liên lạc với các bên liên quan như khách hàng, cơ quan thuế và đối tác kinh doanh, kỹ năng giao tiếp xuất sắc cho phép họ tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp cũng như thực hiện công việc một cách hiệu quả hơn.

Kỹ năng phân tích số liệu và giải quyết vấn đề

Với vô số các vấn đề phát sinh trong quá trình tính toán và quản lý thuế, kế toán thuế cần linh hoạt ứng phó, tránh xảy ra những sai phạm gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp. Kỹ năng giải quyết vấn đề còn giúp nhân viên kế toán thuế đưa ra các dự đoán và kế hoạch cho các hoạt động liên quan đến thuế của doanh nghiệp trong tương lai.

Kỹ năng quản lý thời gian

Kế toán thuế thường phải đối mặt với những thời hạn quan trọng. Do đó, họ cần có khả năng quản lý thời gian để đảm bảo các khoản thuế được giải quyết đúng hạn.

Yêu cầu kỹ năng cần có để làm một kế toán thuế

Phân biệt kế toán thuế và kiểm toán

Phân biệt

Kế toán thuế

Kiểm toán

Đối tượng

Các khoản thuế của doanh nghiệp

Tài chính, hoạt động của doanh nghiệp

Mục đích

Tính toán và nộp thuế đúng hạn, đáp ứng các yêu cầu về thuế của Luật Thuế hiện hành

Xác định tính chính xác của thông tin tài chính, báo cáo tài chính và hoạt động chung của doanh nghiệp

Hình thức

Tính toán, lập báo cáo và nộp thuế cho cơ quan thuế

Kiểm tra, đánh giá, xác nhận và lập báo cáo cho các cơ quan liên quan

Người thực hiện

Kế toán thuế hoặc nhân viên thuế

Kế toán trưởng hoặc nhà kiểm toán chính

Đơn vị chủ quản

Là nhân sự thuộc tổ chức, nhận lương định kỳ hàng tháng từ tổ chức đó

Là nhân sự hoạt động độc lập, được chỉ định kiểm toán trong một khoảng thời gian nhất định và được thanh toán theo hợp đồng đã ký kết

Kế toán thuế là một phần quan trọng của nền kinh tế hiện đại ở bất cứ đâu trên toàn cầu. Tất cả các doanh nghiệp đều yêu cầu các quy trình kế toán thuế hiệu quả nhằm giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán có liên quan và phù hợp với chiến lược thuế của Nhà nước. Các quy trình báo cáo và kế toán thuế rất quan trọng trong suốt chu kỳ kế toán để cho phép các doanh nghiệp lập kế hoạch cho các khoản nợ thuế và quản lý dòng tiền.

>> Các vị trí kế toán phổ biến:

Chương trình đào tạo

TÀI CHÍNH DÀNH CHO LÃNH ĐẠO
Finance For Leaders

Khóa học tài chính dành cho lãnh đạo tại PACE giúp nhà quản lý góc nhìn tổng quan về tài chính và biết cách hoạch định, tổ chức quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Chương trình đào tạo

KẾ TOÁN DÀNH CHO LÃNH ĐẠO
Accounting For Leaders

Khóa học Kế toán dành cho lãnh đạo tại PACE
giúp học viên tổ chức và quản trị một bộ máy kế toán,
biết cách đọc, hiểu và phân tích những báo cáo tài chính do kế toán soạn lập.

Học kế toán để LÀM kế toán phải mất 4 năm đại học, nhưng nếu học kế toán để QUẢN LÝ kế toán và SỬ DỤNG kế toán thì chỉ mất khoảng 2 tuần.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 379