KOC là gì? Phân biệt KOL và KOC trong Marketing

Nhiều doanh nghiệp, nhãn hàng hiện nay có xu hướng đầu tư một khoản tiền không nhỏ cho các KOC để triển khai các chiến dịch Marketing hiệu quả, thay vì chỉ hoàn toàn đầu tư cho các KOLs, Celebrities như trước đây.

Khi thế giới đang dần chuyển mình và được điều hành bởi các phương tiện truyền thông xã hội, KOL và KOC đã trở thành một phần trong chiến lược Marketing của các thương hiệu. Mặc dù cả hai khái niệm này đều xuất hiện cùng các sản phẩm/ dịch vụ, nhưng thực ra chúng hoàn toàn khác nhau.

KOC là gì?

KOC là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Key Opinion Consumer, nghĩa là người tiêu dùng chủ chốt. KOC bao gồm các cá nhân, nhóm người sử dụng thử các sản phẩm/ dịch vụ có trên thị trường, sau đó đưa ra những đánh giá khách quan và mang tính chuyên môn của bản thân để ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của những người theo dõi. KOC hoạt động thông qua những đánh giá, bình luận, chia sẻ trên các nền tảng truyền thông xã hội, blog, các kênh truyền thông phổ biến hiện nay. KOC được các nhãn hàng, doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm và tăng cường sự tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu của mình. KOC .

Trên thực tế, dù các doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch từ sử dụng KOL sang KOC nhưng thuật ngữ này vẫn chưa được nhiều người biết đến, hoặc còn sự nhầm lẫn với khái niệm chồng chéo giữa KOL và KOC.

KOC là người tiêu dùng chủ chốt

Sự khác nhau giữa KOL và KOC

KOL (Key Opinion Leader) là những người có sức ảnh hưởng, thường là chuyên gia hoặc người nổi tiếng, có khả năng ảnh hưởng đến quyết định của đám đông thông qua ý kiến và đánh giá của họ về sản phẩm hoặc dịch vụ. KOC (Key Opinion Consumer) mặt khác, là những người tiêu dùng chủ chốt và có ảnh hưởng đáng kể trong cộng đồng của họ, thường thông qua việc chia sẻ trải nghiệm cá nhân và ý kiến về sản phẩm hoặc dịch vụ trên các nền tảng truyền thông xã hội. Cả KOL và KOC đều là những phần quan trọng trong chiến lược marketing hiện đại, giúp tạo ra sự tin tưởng và thúc đẩy quyết định mua hàng thông qua sự ủng hộ và chia sẻ từ người có ảnh hưởng.

Ngay cả những KOL và KOC đang chia sẻ cùng một giá trị như một người có ảnh hưởng trong chiến lược Marketing truyền thông của doanh nghiệp, nhưng họ vẫn có một số điểm khác biệt với nhau. Bao gồm:

Phân biệt

KOL

KOC

Khái niệm

Những cá nhân, tổ chức được xem là chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định, có sự ảnh hưởng đáng kể đến công chúng nhờ kiến thức chuyên môn sâu rộng trong lĩnh vực, ngành nghề mà họ đã xây dựng

Người tiêu dùng có ảnh hưởng trong việc tác động đến quyết định mua hàng của người khác thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm sử dụng sản phẩm/ dịch vụ trên các nền tảng truyền thông xã hội,...

Ví dụ

Trấn Thành, Thái Vân Linh (Shark Linh),...

Tiktoker Võ Hà Linh, Call Me Duy,...

Độ phổ biến

Lượng người theo dõi cao, được biết đến khá rộng rãi

Lượng người theo dõi có thể từ 1000 đến 1 triệu, độ phủ thấp, được biết đến trong một lĩnh vực nhất định

Chức năng

Quảng bá sản phẩm/ dịch vụ với quy mô lớn
Thích hợp nếu doanh nghiệp muốn độ phủ thương hiệu tăng nhanh

Sử dụng sản phẩm/ dịch vụ rồi đánh giá
Họ tập trung nhiều hơn vào hoạt động bán hàng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến những người theo dõi

Tính chuyên môn

Nhất định phải có chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực của họ, nhằm tạo dựng niềm tin, dẫn dắt người dùng

Không cần phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, họ chỉ đứng trên cương vị là người tiêu dùng để trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ, sau đó đưa ra đánh giá khách quan để thuyết phục những người khác

Tính chủ động

Bị động
Các nhãn hàng, thương hiệu sẽ chủ động liên hệ, đưa ra lời mời quảng cáo cho sản phẩm/ dịch, bằng cách trả lương hoặc trả bằng chính sản phẩm/ dịch vụ đó

Chủ động
Các KOC tự mình lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ muốn trải nghiệm thử, đưa ra đánh giá, cảm nhận của riêng họ một cách khách quan.
KOC cũng chủ động tìm kiếm, liên hệ với các nhãn hàng để yêu cầu hợp tác nhằm review sản phẩm/ dịch vụ của họ, thực hiện một cách chân thực chứ không dựa trên kịch bản như KOL

Độ uy tín

Độ tin cậy chưa cao
Sự hợp tác bài bản giữa hai bên có thể khiến người theo dõi cảm thấy độ tin cậy không cao
Đặc biệt là gần đây có nhiều bài đánh giá khi những KOL review sai sự thật khiến công chúng càng hoài nghi hơn

Có độ tin cậy cao
Vì không phụ thuộc nhiều vào yếu tố quảng cáo, lợi ích thương mại, nên các KOC thường đưa ra đánh giá khách quan, chân thật, không đi theo kịch bản bài bản nên được người theo dõi rất tin tưởng

Vai trò của KOC trong Marketing

Tăng cường sự tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu

KOC giúp tăng cường sự tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu thông qua những chia sẻ chân thật về các sản phẩm/ dịch vụ, giúp những người khác có được cái nhìn chân thật và đáng tin cậy về chúng, từ đó giúp họ đưa ra quyết định mua hàng thông minh hơn.

Ngoài ra, những đánh giá tích cực từ KOC có thể giúp thương hiệu tạo dựng được hình ảnh đáng tin cậy, tăng cường sự tin tưởng của khách hàng. Điều này có thể giúp doanh nghiệp thu hút được khách hàng mới và duy trì được mối quan hệ với khách hàng cũ.

Lan tỏa thông tin rộng rãi

KOC có thể giúp tạo ra sự lan tỏa thông tin rộng rãi về sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu thông qua việc chia sẻ trên các nền tảng truyền thông, blog, website,... Những chia sẻ này có thể tiếp cận với một lượng lớn khách hàng tiềm năng, giúp thương hiệu, sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp được biết đến nhiều hơn.

Ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng

KOC có thể gây ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng thông qua việc chia sẻ những kinh nghiệm sử dụng sản phẩm, trải nghiệm dịch vụ của thương hiệu. Những chia sẻ này có thể giúp khách hàng có được cái nhìn chân thật, đáng tin cậy về sản phẩm/ dịch vụ đó, từ đó giúp họ đưa ra quyết định mua hàng chính xác và đúng đắn hơn.

Giảm chi phí quảng cáo

KOC có thể giúp giảm chi phí quảng cáo của doanh nghiệp nếu những chia sẻ của họ được lan truyền trên các nền tảng truyền thông xã hội, blog,... và chúng miễn phí. Do đó, việc sử dụng KOC có thể là một giải pháp tiết kiệm chi phí trong chiến lược Marketing của doanh nghiệp.

Giá của KOC cũng tương đối thấp và so với KOL, tính chuyên nghiệp của họ cũng thấp hơn. Tuy nhiên trên thực tế thì KOC lại có hiệu quả tốt hơn, gần gũi với người tiêu dùng hơn, hiệu ứng quảng bá liên kết KOC lớn.

Vai trò của KOC trong Marketing

Xu hướng chuyển dịch từ KOL sang KOC tại Việt Nam

Khi nhu cầu tìm hiểu những phản hồi, đánh giá sản phẩm/ dịch vụ của những khách hàng đi trước ngày càng tăng, thế hệ KOC đã ra đời. Nếu KOL tăng độ phủ sản phẩm trên thị trường thì KOC lại có vai trò tác động đến quyết định mua hàng, thúc đẩy khả năng tiêu thụ của khách hàng.

Trong hai vai trò này, hiệu quả Marketing của thương hiệu chỉ có thể được tối ưu khi KOL và KOC được sử dụng một cách hợp lý và tích hợp chúng một cách hữu cơ. Đặc biệt là nhiều thương hiệu chọn kết hợp KOL và KOC vào các chiến lược Marketing, tạo ra những “cú hit”, lan tỏa thông điệp mạnh mẽ tới người tiêu dùng mục tiêu. Với 3 lý do dưới đây, thị trường Việt Nam đang có xu hướng chuyển dịch từ KOL sang KOC:

Tính xác thực

So với KOL, KOC lại mang tính chân thực và hữu ích hơn, tạo ra nhiều niềm tin hơn với người tiêu dùng, nhờ đó có thể thúc đẩy quyết định mua hàng của họ. Khi KOC có đánh giá tốt về sản phẩm, công chúng cũng có thể có cái nhìn tốt hơn về thương hiệu. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể nắm bắt được xu hướng tiêu dùng, có phương pháp chăm sóc, cá nhân hóa khách hàng tốt hơn, tăng lòng tin của khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ.

Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận, khi các mạng xã hội trở nên phổ biến như Tiktok, Instagram,... KOC cũng đa dạng và xuất hiện nhiều hơn. Đặc biệt là khi có những tranh cãi về việc các KOC đưa thông tin sai sự thật, nói quá về một sản phẩm/ dịch vụ nào đó khiến cho công chúng trở nên hoài nghi hơn với một bộ phận KOC.

Tiết kiệm chi phí

Nếu KOL được trả một khoản chi phí booking dựa trên mức độ nổi tiếng, thì giá booking KOC lại thấp hơn vì doanh nghiệp chỉ trả số tiền hoa hồng dựa trên đơn hàng thành công hoặc mức độ tương tác mà KOC mang lại. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể cắt giảm được một khoản chi phí đáng kể so với KOL.

Tăng doanh thu hiệu quả

Những bài đánh giá chân thực từ các bài viết, hình ảnh, video trên nền tảng mạng xã hội, mang đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm thật hơn, từ đó thúc đẩy quyết định mua hàng và tăng doanh thu hiệu quả cho doanh nghiệp. Đặc biệt, doanh nghiệp có thể thấy được doanh thu thực tế từ các chiến dịch có KOC.

Xu hướng chuyển dịch từ KOL sang KOC tại Việt Nam

Cách bắt đầu một chiến dịch Marketing KOC hiệu quả

Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu 

Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định đối tượng mục tiêu khi xây dựng một kế hoạch Marketing KOC hiệu quả. Điều này giúp xác định được những KOC có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới đối tượng đó, từ khóa nào sẽ nhắm đúng đối tượng mục tiêu trong các nội dung.

Bước 2: Nghiên cứu KOC

Khi đã xác định được KOC mục tiêu, cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về họ để xác định lại chuyên môn, mối quan tâm mà họ hướng tới. Từ đó có thể tạo ra những nội dung phù hợp, có giá trị với những người theo dõi, tăng khả năng chia sẻ nội dung đó đến khán giả mục tiêu của doanh nghiệp.

Để làm được điều đó, có thể sử dụng các công cụ phổ biến như Buzzsumo, SEMrush để phân tích các nội dung phổ biến, liên quan đến các KOC mục tiêu mà doanh nghiệp đã lựa chọn. Hoặc tìm kiếm các chủ đề phổ biến mà họ thường hay thảo luận để tạo ra nội dung phù hợp, thu hút khán giả.

Bước 3: Tiếp cận với KOC

Khi đã xác định và nghiên cứu kỹ lưỡng về các KOC mục tiêu, bước tiếp theo doanh nghiệp cần liên hệ và thiết lập mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai bên. Bắt đầu bằng việc gửi cho họ một tin nhắn hoặc email cá nhân hóa, cung cấp cho họ các sản phẩm/ dịch vụ miễn phí của doanh nghiệp, hoặc mời các KOC tham gia vào các sự kiện, chiến dịch tài trợ. Nên nhớ, mối quan hệ hợp tác giữa hai bên là Win - Win, không có bên nào là áp đảo bên nào, chính vì vậy, hãy gửi một lời mời chân thành và có thiện cảm để tạo ấn tượng tốt với họ.

Bước 4: Xây dựng nội dung hấp dẫn

Để tối ưu hóa chiến dịch, thương hiệu có thể xây dựng một nội dung hấp dẫn để KOC chia sẻ với những người theo dõi họ, đó có thể là bài đăng trên blog, video, bài viết trên mạng xã hội,... làm nổi bật lợi ích sản phẩm/ dịch vụ thương hiệu.

Bước 5: Theo dõi, đo lường kết quả

Cuối cùng và rất quan trọng, đó chính là theo dõi, đo lường kết quả chiến dịch. Bước này giúp xác định hiệu quả kế hoạch Marketing KOC của thương hiệu. Sử dụng các công cụ phân tích như Google Analytics hoặc SEMrush để theo dõi mức độ tương tác của những người theo dõi KOC đó. Dựa vào đó có thể có những điều chỉnh, bổ sung chiến lược theo thời gian sao cho tối ưu và hiệu quả nhất.

Cách bắt đầu một chiến dịch Marketing KOC hiệu quả

Cần tố chất và điều kiện gì để trở thành KOC?

Hiểu rõ thế mạnh của bản thân

Giữa một lượng lớn KOC bắt đầu trở nên nổi tiếng thì hãy cố gắng nổi bật về một mảng, lĩnh vực nhất định. Muốn như vậy, các KOC cần phải hiểu rõ thế mạnh của bản thân, mục tiêu mà bản thân muốn hướng đến,... Nếu chỉ chia sẻ chung chung, đánh giá theo quan điểm của người khác thì chắc chắn sẽ không thể trụ lại trong một thị trường KOC mạnh mẽ như hiện nay.

Tham khảo thêm về bản thân:

Xác định tệp khách hàng

Muốn tập trung vào một lĩnh vực, đối tượng cụ thể để trở nên nổi bật, KOC cần xác định được tệp khách hàng mà mình muốn hướng đến, chẳng hạn như độ tuổi, giới tính, thói quen, sở thích, thu nhập,... Từ đó để biết bản thân còn thiếu gì, cần bổ sung những yếu tố gì để phục vụ, thuyết phục nhóm đối tượng đó.

Sở hữu kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm sử dụng sản phẩm

Ở những lĩnh vực chuyên môn như mỹ phẩm, thời trang, ít nhất KOC cũng phải là những người có kinh nghiệm sử dụng sản phẩm để có thể chia sẻ những kinh nghiệm đó với cộng đồng. Khi có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm sử dụng, KOC có thể đánh giá đúng hơn về sản phẩm đó, từ đó thu hút sự quan tâm của những người theo dõi.

Khả năng giao tiếp và tương tác xã hội tốt

KOC thường phải tương tác với đông đảo người theo dõi trên các mạng xã hội, trả lời các câu hỏi, giải đáp thắc mắc và tạo sự tương tác tích cực với cộng đồng của mình. Do đó, khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp họ truyền đạt thông điệp của mình một cách rõ ràng, hiệu quả. Từ đó thu hút được sự quan tâm và tạo niềm tin cho người theo dõi. 

Ngoài ra, khả năng tương tác xã hội tốt cũng giúp KOC xây dựng mối quan hệ tốt với người theo dõi, tạo sự gần gũi và tin tưởng, từ đó giúp tăng lượng tương tác và tăng cường sự ủng hộ của cộng đồng.

Tận tâm, đam mê với sản phẩm/ dịch vụ

Để trở thành một KOC thành công, niềm đam mê và tận tâm với sản phẩm/ dịch vụ mà bản thân đang giới thiệu là rất quan trọng. KOC là người có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng, vì vậy người theo dõi sẽ đánh giá họ dựa trên niềm tin, sự tận tâm đối với sản phẩm/ dịch vụ được giới thiệu.

Có sự ủng hộ và tín nhiệm từ cộng đồng

Nếu có sự ủng hộ và tín nhiệm từ cộng đồng, KOC sẽ có động lực trong việc tạo ra những nội dung chất lượng, thu hút sự quan tâm và tăng cường sự ủng hộ của người theo dõi. Do đó, nếu muốn trở thành một KOC nổi bật, cần xây dựng một cộng đồng người theo dõi chân thành, xây dựng lòng tin bằng cách đưa ra những bài đánh giá chân thật, tâm huyết và giới thiệu sản phẩm một cách công tâm, khách quan nhất.

tố chất và điều kiện để trở thành KOC

Một số câu hỏi thường gặp về KOC

  1. Các nền tảng phổ biến KOC nhất?
  2. Cách thức kiếm tiền của KOC?
  3. Chi phí cho KOC có nhiều không?

Các nền tảng phổ biến KOC nhất?

Có nhiều nền tảng truyền thông xã hội và kênh truyền thông khác mà KOC sử dụng để chia sẻ kinh nghiệm, đánh giá về sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu, phổ biến phải kể đến như Facebook, Instagram, YouTube, TikTok, Shopee,...

Cách thức kiếm tiền của KOC?

Thu nhập của KOC có thể đến từ Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết), nhận Booking PR, tham gia các Event, Livestream, quảng cáo bằng các clip review trên YouTube, Tiktok, làm mẫu ảnh,...

Chi phí cho KOC có nhiều không?

Doanh nghiệp có thể phải trả một khoản chi phí nhất định để hợp tác với KOC, nhưng chi phí này có thể khác nhau tùy thuộc vào cách thức hợp tác và phạm vi hoạt động của KOC. Một số doanh nghiệp sẽ tìm kiếm và liên hệ với các KOC để hợp tác và có thể sẽ trả cho họ một khoản tiền hoặc cung cấp sản phẩm/ dịch vụ miễn phí để được chia sẻ đánh giá tích cực của KOC. Việc trả tiền cho KOC phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của họ đối với cộng đồng và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp sẽ tạo ra các chương trình liên kết với KOC, khi đó KOC sẽ nhận được phần trăm hoa hồng hoặc phần thưởng cho mỗi sản phẩm/ dịch vụ được bán thông qua liên kết của họ.

Một số câu hỏi thường gặp về KOC

Có nhiều ý kiến cho rằng, KOC gần gũi hơn với người tiêu dùng, vốn đầu tư thấp nên là lựa chọn hàng đầu trong thời điểm thị trường kinh tế ngày càng đắt đỏ. Mặc khác, KOL có lượng theo dõi và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nên hiệu quả Marketing sẽ tốt hơn nhiều. Tuy nhiên trên thực tế, ở những thời điểm khác nhau, sự lựa chọn của KOL và KOC là khác nhau. Các thương hiệu cần dựa vào các tình huống để phân tích và ra quyết định đúng đắn nhằm đạt được mục tiêu trong kinh doanh. Quyết định đó cũng cần dựa trên sự hiểu biết thấu đáo về KOL và KOC.

Chương trình đào tạo

DMI PRO - CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO DIGITAL MARKETING QUỐC TẾ
DMI PRO - World-class Training Program on Digital Marketing

Đầu tư cho đẳng cấp nghề nghiệp với Chứng chỉ Digital Marketing Quốc tế CDMP.

Chương trình giúp các Marketer trở thành Professional Digital Marketer
bằng hệ thống tư duy, kỹ năng và kiến thức Digital Marketing được chuẩn hóa trên toàn thế giới.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Chương trình đào tạo

DIGITAL MARKETING THỰC CHIẾN
Practical Digital Marketing

Tham gia khóa học Digital Marketing thực chiến tại PACE, học viên được đào tạo bản chất, nguyên lý nền tảng và khả năng thực chiến các công cụ digital marketing hiệu quả trong kỷ nguyên số.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 369