SCAMPER là gì? Cách lên ý tưởng và áp dụng SCAMPER

Trong một thế giới luôn vận động và cạnh tranh không ngừng, việc tạo ra những ý tưởng mới, độc đáo là chìa khóa thành công của mọi tổ chức. SCAMPER là một phương pháp sáng tạo, được thiết kế để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đổi mới/cải tiến sản phẩm, phát triển dịch vụ và tối ưu hóa các chiến lược Marketing của mình ở mọi khía cạnh. 

SCAMPER là gì?

SCAMPER là một công cụ sáng tạo được sử dụng để phát triển ý tưởng mới và giải quyết vấn đề thông qua việc gợi ý các câu hỏi theo bảy yếu tố: Substitute (Thay thế), Combine (Kết hợp), Adapt (Thích nghi), Modify (Biến đổi), Put to another use (Sử dụng với mục đích khác), Eliminate (Loại bỏ), và Rearrange (Sắp xếp lại). Phương pháp này giúp khơi gợi sự sáng tạo và tìm ra những cách tiếp cận mới mẻ trong việc giải quyết các thách thức kinh doanh, sản phẩm hoặc dịch vụ.

scamper là gì
SCAMPER là một phương pháp tư duy sáng tạo, cho phép con người tiếp cận những ý tưởng và sáng kiến từ những khía cạnh khác nhau

SCAMPER được phát triển từ những nguyên tắc của nhà tư tưởng sáng tạo Alex Osborn - đồng sáng lập của tập đoàn BBDO, người đã giới thiệu phương pháp Brainstorming. Vào năm 1971, Bob Eberle - Một nhà giáo dục người Mỹ đã mở rộng và hệ thống hóa những ý tưởng này thành mô hình SCAMPER, với mục tiêu giúp mọi người dễ dàng áp dụng các kỹ thuật tư duy sáng tạo trong thực tiễn. Từ đó, SCAMPER đã trở thành một công cụ phổ biến trong nhiều lĩnh vực như Marketing, phát triển sản phẩm, giáo dục,...

Các yếu tố trong mô hình SCAMPER

các yếu tố mô hình scamper
Mô hình SCAMPER là sự kết hợp bởi 7 yếu tố khác nhau

Substitute - Thay thế

Thay thế là quá trình xem xét liệu có thể thay đổi một phần hoặc toàn bộ sản phẩm, dịch vụ hay quy trình bằng một yếu tố khác mà vẫn giữ nguyên hoặc nâng cao hiệu quả. Điều này có thể bao gồm việc thay thế vật liệu, thành phần hoặc công nghệ đang được sử dụng.

Một số câu hỏi được đặt ra cho yếu tố Substitute như:

  • Có thể thay thế thành phần, nguyên liệu nào trong sản phẩm không?
  • Có thể thay thế quy trình hoặc công nghệ sản xuất nào để tăng hiệu quả không?
  • Ai hoặc điều gì có thể thay thế vai trò hiện tại trong mô hình kinh doanh của chúng ta?
  • Có thể thay thế các chức năng của sản phẩm/dịch vụ không?
  • Những vai trò hoặc quy trình nào trong tổ chức có thể được thay thế hoặc cải tiến?
  • Có thể áp dụng ý tưởng này cho các dự án khác không?

Combine - Kết hợp

Yếu tố "kết hợp" tập trung vào việc kết hợp hai hoặc nhiều yếu tố hiện có để tạo ra một sản phẩm, dịch vụ hoặc giải pháp hoàn toàn mới. Mục tiêu là phát triển các ý tưởng sáng tạo thông qua việc gộp những gì đang có để tạo ra giá trị lớn hơn. 

Doanh nghiệp có thể kết hợp hai chức năng của sản phẩm thành một để tăng sự tiện lợi cho người dùng hoặc kết hợp hai dịch vụ để cung cấp một trải nghiệm khách hàng toàn diện hơn. Kết hợp các yếu tố hiện có có thể giúp tối ưu hóa nguồn lực và tạo ra các giá trị mới.

Một số câu hỏi mở hướng dẫn như:

  • Có thể sử dụng sản phẩm, quy trình hoặc chiến lược kinh doanh khác không?
  • Thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện, workshop có thể thay đổi được không?
  • Có thể thay đổi thành phần nào để giảm chi phí hoặc tăng tính thân thiện với môi trường không?
  • Có công nghệ hoặc quy trình nào mới có thể thay thế công nghệ/quy trình hiện tại không?
  • Có thể thay thế nguyên liệu hoặc vật liệu nào để làm sản phẩm bền hơn hoặc tiết kiệm hơn không?
  • Có thể thay đổi phương pháp cung cấp dịch vụ hoặc trải nghiệm khách hàng không?
  • Có phần nào của quy trình sản xuất/dịch vụ hiện tại có thể được thay thế để tối ưu hóa thời gian và năng suất không?
  • Có thể thay đổi đối tượng khách hàng hoặc thị trường mục tiêu không?
  • Có thể thay đổi chiến lược phân phối hoặc kênh bán hàng để tiếp cận nhiều khách hàng hơn không?
  • Có thể thay đổi thiết kế hoặc hình dáng của sản phẩm để tạo sự mới mẻ và thu hút hơn không?

Adapt - Thích nghi

Thích nghi trong SCAMPER là quá trình điều chỉnh và áp dụng các yếu tố đã thành công trong ngữ cảnh này vào một tình huống khác nhằm cải thiện sản phẩm hoặc giải pháp. Thay vì tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới, doanh nghiệp có thể thay đổi sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.  

Một số câu hỏi thực hành như:

  • Có thể điều chỉnh sản phẩm hoặc dịch vụ để phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng hiện tại không?
  • Có thể áp dụng những cải tiến từ ngành khác vào sản phẩm hoặc dịch vụ của mình không?
  • Sản phẩm hoặc dịch vụ có thể được điều chỉnh để phục vụ nhóm khách hàng mới hoặc thị trường ngách mới không?
  • Có tính năng hoặc phần nào của sản phẩm cần được điều chỉnh để tăng tính tiện ích hoặc dễ sử dụng không?
  • Có thể thay đổi phương pháp tiếp cận hoặc giao tiếp với khách hàng để tạo ra trải nghiệm tốt hơn không?
  • Sản phẩm hoặc dịch vụ có thể được tùy chỉnh theo yêu cầu cụ thể của từng khách hàng hoặc thị trường không?
  • Có thể điều chỉnh giá cả hoặc chính sách thanh toán để phù hợp hơn với điều kiện kinh tế và nhu cầu của khách hàng không?
  • Có thể thích nghi sản phẩm/dịch vụ để phù hợp với các xu hướng mới hoặc thay đổi trong thị trường không?
  • Có thể điều chỉnh quy trình làm việc để thích nghi tốt hơn với công nghệ mới hoặc thay đổi trong ngành không?
  • Có yếu tố nào của sản phẩm/dịch vụ có thể được thay đổi để thích nghi với các quy định pháp luật hoặc tiêu chuẩn môi trường mới không?

Modify - Sửa đổi

Sửa đổi là quá trình thay đổi một yếu tố của sản phẩm hoặc dịch vụ để nâng cao chất lượng hoặc tạo ra phiên bản mới. Yếu tố này không chỉ dừng lại ở việc chỉnh sửa nhỏ mà còn có thể bao gồm việc mở rộng hoặc thu nhỏ các đặc tính, quy mô của sản phẩm. Chẳng hạn như, việc thay đổi kích thước của sản phẩm để phù hợp hơn với nhu cầu của người dùng hoặc việc cải tiến tính năng để nâng cao trải nghiệm. Để qua đó giúp cho sản phẩm luôn mới mẻ và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.

Các câu hỏi giúp đánh giá và đưa ra quyết định sửa đổi phù hợp cho sản phẩm/dịch vụ:

  • Có thể tối ưu hóa tính năng nào của sản phẩm để cải thiện hiệu suất hoạt động không?
  • Có thể sửa đổi thiết kế sản phẩm để nâng cao tính công thái học và trải nghiệm người dùng không?
  • Có thể điều chỉnh kích thước, trọng lượng hoặc hình dáng của sản phẩm để tăng tính di động và tiện dụng không?
  • Có thể thay đổi thông số kỹ thuật nào để cải thiện độ bền hoặc khả năng vận hành của sản phẩm không?
  • Có thể chỉnh sửa quy trình sản xuất để giảm thiểu lãng phí và nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng không?
  • Có thể nâng cấp tính năng phần mềm hoặc giao diện người dùng để tăng tính linh hoạt và khả năng mở rộng không?
  • Có thể tinh chỉnh cấu hình sản phẩm để phù hợp với các yêu cầu cụ thể của từng phân khúc thị trường không?
  • Có thể điều chỉnh chiến lược giá hoặc mô hình kinh doanh để phù hợp hơn với nhu cầu và hành vi tiêu dùng hiện tại không?
  • Có thể thay đổi bao bì hoặc nhãn hiệu để tạo sự khác biệt và thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu không?

Put to Other User - Sử dụng cho mục đích khác

Yếu tố này khuyến khích việc tìm cách sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có cho những mục đích khác biệt so với ý định ban đầu. Thay vì chỉ tập trung vào mục tiêu chính của sản phẩm, doanh nghiệp có thể khám phá những công dụng khác mà nó có thể mang lại. 

Các câu hỏi ví dụ như:

  • Sản phẩm/dịch vụ hiện tại có thể được sử dụng cho mục đích khác không?
  • Có nhóm khách hàng mới nào có thể sử dụng sản phẩm/dịch vụ này không?
  • Sản phẩm/dịch vụ này có thể được sử dụng trong một ngành công nghiệp khác không?
  • Có thể sử dụng sản phẩm hiện tại để giải quyết một vấn đề khác không?
  • Có tính năng nào của sản phẩm có thể ứng dụng vào một lĩnh vực khác không?
  • Sản phẩm hoặc dịch vụ này có thể được biến đổi để phục vụ một nhu cầu hoàn toàn khác không?
  • Có thể sử dụng sản phẩm trong điều kiện hoặc môi trường khác không?
  • Sản phẩm/dịch vụ này có thể kết hợp với một mục đích sử dụng hoàn toàn mới để tạo ra một sản phẩm khác không?
  • Có cách nào để sử dụng sản phẩm này trong các hoạt động hoặc tình huống mà trước đây chưa từng nghĩ đến không?
  • Có thể sử dụng sản phẩm/dịch vụ này để hỗ trợ một quy trình khác trong doanh nghiệp không?

Eliminate - Loại bỏ

Loại bỏ là quá trình xem xét việc gỡ bỏ những thành phần không cần thiết để làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ đơn giản hơn, tinh gọn hơn và hiệu quả hơn. Đây là bước quan trọng để loại bỏ những yếu tố làm giảm giá trị hoặc khiến sản phẩm trở nên phức tạp không cần thiết. Bên cạnh đó, việc loại bỏ không chỉ tối ưu hóa quá trình sản xuất mà còn làm tăng sự hài lòng của khách hàng nhờ tính tiện lợi.

Một số câu hỏi ví dụ:

  • Có thể loại bỏ bộ phận hoặc thành phần nào của sản phẩm mà không ảnh hưởng đến chức năng chính không?
  • Có yếu tố nào của sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại không còn phù hợp hoặc không mang lại giá trị cho khách hàng không?
  • Có bước nào trong quy trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ có thể được loại bỏ để tiết kiệm thời gian và chi phí không?
  • Có thể loại bỏ tính năng nào của sản phẩm mà khách hàng ít sử dụng không?
  • Có thể loại bỏ bất kỳ quy trình hoặc thủ tục nào để giảm bớt sự phức tạp hoặc tối giản sản phẩm/dịch vụ không?
  • Có phần nào của sản phẩm đang làm tăng chi phí mà không thực sự cần thiết không?
  • Có thể loại bỏ bất kỳ thành phần vật liệu nào để làm cho sản phẩm thân thiện với môi trường hơn không?
  • Có thể loại bỏ bất kỳ yêu cầu kỹ thuật nào mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm không?
  • Có dịch vụ bổ sung nào có thể loại bỏ mà không làm giảm giá trị tổng thể không?
  • Có thể loại bỏ hoặc giảm thiểu các rào cản trong quá trình mua hàng để tạo trải nghiệm dễ dàng hơn cho khách hàng không?

Rearrange - Thay đổi thứ tự

Thay đổi thứ tự là yếu tố cuối cùng trong SCAMPER, tập trung vào việc thay đổi trật tự hoặc cấu trúc của sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình để tìm ra cách hoạt động hiệu quả hơn. Nó có thể bao gồm việc thay đổi thứ tự của các bước trong quy trình hoặc sắp xếp lại các thành phần của sản phẩm để nâng cao trải nghiệm của người dùng. 

Để xác định có nên thay đổi thứ tự của chúng không, người lên ý tưởng có thể áp dụng các câu hỏi như:

  • Có thể thay đổi thứ tự các bước trong quy trình sản xuất/dịch vụ để cải thiện hiệu suất không?
  • Có thể sắp xếp lại các tính năng của sản phẩm để tạo trải nghiệm người dùng tốt hơn không?
  • Có thể thay đổi thứ tự các hoạt động tiếp thị để thu hút nhiều khách hàng hơn không?
  • Có bước nào trong quy trình hiện tại có thể được đặt lên đầu để tiết kiệm thời gian không?
  • Có thể thay đổi thứ tự trong quá trình cung ứng để tối ưu hóa chi phí hoặc thời gian giao hàng không?
  • Có thể thay đổi thứ tự sử dụng các nguồn lực để đạt được hiệu quả cao hơn không?
  • Có thể thay đổi thứ tự hoặc cấu trúc của sản phẩm để làm nó dễ sử dụng hơn không?
  • Có thể sắp xếp lại các giai đoạn phát triển sản phẩm để tăng tốc độ đưa ra thị trường không?
  • Có thể thay đổi thứ tự giao tiếp hoặc xử lý khách hàng để nâng cao sự hài lòng không?
  • Có cách nào thay đổi thứ tự hoặc cấu trúc chiến lược bán hàng để đạt hiệu quả tối đa không?

Cách ứng dụng SCAMPER vào kinh doanh

SCAMPER là một công cụ hữu ích trong việc cải tiến sản phẩm, dịch vụ và quy trình kinh doanh. Bằng cách áp dụng bảy yếu tố của SCAMPER, doanh nghiệp có thể tìm ra những cách tiếp cận sáng tạo để giải quyết vấn đề hoặc phát triển ý tưởng mới. 

  • Bước 1: Lựa chọn một sản phẩm/dịch vụ hoặc ý tưởng muốn cải thiện.
  • Bước 2: Sử dụng danh sách 07 yếu tố của SCAMPER, đặt câu hỏi liên quan đến từng yếu tố để xác định các cách cải tiến và phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Bước 3: Áp dụng các câu hỏi SCAMPER vào các khía cạnh như giá trị, lợi ích, dịch vụ, thuộc tính sản phẩm, giá cả, thị trường và các yếu tố liên quan khác. Điều này sẽ giúp mọi góc độ của sản phẩm/dịch vụ hiện tại được xem xét ở mọi góc độ.
  • Bước 4: Phân tích và chọn giải pháp khả thi nhất để cải tiến sản phẩm/dịch vụ.

cách ứng dụng scamper
Đặt câu hỏi liên quan của từng yếu tố đến sản phẩm, dịch vụ

Với các nhà lãnh đạo hay các cấp quản lý muốn rèn luyện và ứng dụng phương pháp SCAMPER này vào cuộc sống, công việc hằng ngày để quản lý, tăng năng suất làm việc của bản thân và đội nhóm, thoát khỏi lối mòn tư duy thì có thể tham gia chương trình "Phương Pháp Tư Duy và Giải quyết Vấn đề" do Học Viện Quản Lý PACE nghiên cứu và phát triển. Bên cạnh tiếp cận phương pháp SCAMPER, người tham dự còn có thể nâng cao năng lực tuy duy của mình với các kỹ thuật kinh điển đã được kiểm chứng như Kỹ thuật Vận não công (Brainstorming), Phương pháp Tư duy thiết kế (Design Thinking), Phương pháp Bản đồ tư duy (Mind Map), Phương pháp Tư duy đột phá (Breakthrough Thinking)...

Ví dụ về áp dụng mô hình SCAMPER

Một ví dụ khác về việc áp dụng mô hình SCAMPER là Coca-Cola trong việc phát triển và mở rộng sản phẩm. Dưới đây là cách Coca-Cola có thể đã sử dụng mô hình SCAMPER trong chiến lược kinh doanh và đổi mới sản phẩm:

  • Substitute (Thay thế): Coca-Cola đã thay thế đường thông thường bằng chất tạo ngọt không calo (như aspartame, stevia) để ra mắt các sản phẩm như Coca-Cola Zero Sugar. Điều này giúp Coca-Cola tiếp cận những khách hàng quan tâm đến sức khỏe, muốn giảm lượng đường tiêu thụ nhưng vẫn yêu thích hương vị của Coca-Cola.

  • Combine (Kết hợp): Kết hợp nước trái cây với nước ngọt có ga, Coca-Cola cho ra mắt dòng sản phẩm Coca-Cola với vị cam (Coca-Cola Orange) tại một số thị trường. Đây là một sự kết hợp để mang đến trải nghiệm mới mẻ cho người dùng, từ đó tạo sự đa dạng về hương vị.

  • Adapt (Thích nghi): Để thích nghi với các xu hướng tiêu dùng hiện đại, hãng cũng cho ra mắt các phiên bản nước ngọt có gas với hàm lượng calo thấp hoặc không calo, như Coca-Cola Zero, đáp ứng nhu cầu của khách hàng quan tâm đến sức khỏe. Điều này giúp Coca-Cola duy trì sự cạnh tranh trong ngành đồ uống khi người tiêu dùng ngày càng chú ý đến sức khỏe hơn.

  • Modify (Thay đổi): Coca-Cola đã thay đổi bao bì sản phẩm của mình theo thời gian để phù hợp với xu hướng thẩm mỹ và sở thích của người tiêu dùng. Các chiến dịch quảng bá đặc biệt như "Share a Coke" đã thay đổi tên thương hiệu trên nhãn thành tên cá nhân để thúc đẩy tương tác và sự kết nối với khách hàng.

  • Put to Another Use (Sử dụng khác): Ngoài công dụng chính là một thức uống giải khát, Coca-cola còn được sử dụng trong ẩm thực, chẳng hạn như làm gia vị trong món nướng BBQ, món kho hay mẹo vặt trong gia đình (khử mùi, diệt sâu bọ, tẩy cao su,...). Việc đưa sản phẩm vào các ứng dụng nấu ăn này giúp Coca-Cola có một mục đích sử dụng mới, mở rộng phạm vi ứng dụng của sản phẩm.

  • Eliminate (Loại bỏ): Coca-Cola đã loại bỏ nhiều chất bảo quản và các thành phần nhân tạo trong nhiều sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm lành mạnh hơn. Điều này không chỉ giúp cải thiện chất lượng sản phẩm mà còn tạo ra hình ảnh thân thiện hơn với sức khỏe.

  • Reverse (Đảo ngược): Coca-Cola đã thử đảo ngược mục tiêu bán lẻ của mình bằng cách tung ra các dòng sản phẩm cao cấp như Coca-Cola Life, một sản phẩm sử dụng stevia tự nhiên để thu hút nhóm khách hàng chú trọng vào lối sống xanh và tự nhiên hơn, thay vì chỉ tập trung vào sản phẩm truyền thống.

ví dụ scamper
Coca-Cola là một trong những thương hiệu thành công khi áp dụng SCAMPER

Các lưu ý khi ứng dụng SCAMPER

Để khai thác tối đa sức mạnh sáng tạo của mô hình SCAMPER trong kinh doanh, doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau:

  • Tập trung vào mục tiêu: Đảm bảo rằng mọi ý tưởng hay thay đổi đều hướng tới mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được. Điều này giúp duy trì sự nhất quán và tăng tính hiệu quả cho toàn bộ kế hoạch.

  • Phân tích kỹ từng yếu tố: Xem xét và áp dụng cẩn thận từng yếu tố của SCAMPER nhằm đảm bảo sự sáng tạo không bị giới hạn, mà mở rộng theo nhiều hướng khác nhau.

  • Khuyến khích tư duy sáng tạo: SCAMPER là phương pháp thúc đẩy tư duy đột phá vì vậy cần thực hiện với tâm thế cởi mở cùng những ý tưởng táo bạo và khác biệt. Bởi chính sự đột phá đôi khi lại mang đến những giải pháp bất ngờ và thành công.

  • Thử nghiệm và kiểm chứng: Sau khi xây dựng ý tưởng, cần nhanh chóng thử nghiệm để đánh giá tính khả thi. Việc triển khai thử nghiệm sẽ giúp kiểm tra hiệu quả của các sáng kiến trước khi áp dụng rộng rãi.

  • Đón nhận phản hồi: Đừng quên lắng nghe ý kiến đóng góp từ người khác. Phản hồi từ đồng nghiệp hay khách hàng sẽ giúp bạn điều chỉnh và phát triển những ý tưởng tiềm năng nhất, nâng cao khả năng thành công của chúng.

Với sự sáng tạo và tư duy phản biện, phương pháp SCAMPER có thể giúp các cá nhân hoăc ban lãnh đạo tạo ra những ý tưởng mới và sáng tạo cho doanh nghiệp. Từ đó thúc đẩy quá trình đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ vững thị phần trên thị trường. Điều quan trọng là không ngại thử nghiệm và liên tục điều chỉnh ý tưởng dựa trên phản hồi và dữ liệu thực tế.

Chương trình đào tạo

PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Thinking methods and Problem Solving Skills

Khóa học kỹ năng về phương pháp tư duy và giải quyết vấn đề tại PACE
giúp nâng cao năng lực giải quyết vấn đề và khả năng ra quyết định hiệu quả.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 368