Workshop là gì? Quy trình tổ chức Workshop thành công

Trong bối cảnh kinh tế và công nghệ không ngừng phát triển, việc học hỏi, nâng cao kỹ năng và mở rộng các mối quan hệ là yếu tố then chốt cho sự thành công của mỗi cá nhân và tổ chức. Một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để đạt được điều này chính là tham gia các Workshop. Các buổi thảo luận này sẽ mang đến những trải nghiệm và kiến thức thực tiễn hữu ích, phù hợp cho mọi đối tượng từ sinh viên, người khởi nghiệp, nhà quản lý cấp trung hoặc một nhà lãnh đạo đã thành danh.

Workshop là gì?

Workshop là một buổi hội thảo, đào tạo hoặc sự kiện được tạo ra để một nhóm người có thể gặp nhau, thảo luận và trao đổi kiến thức về một chủ đề cụ thể thuộc ngành nghề hoặc lĩnh vực nào đó. Khác với các buổi hội thảo truyền thống, Workshop thường có tính tương tác cao, khuyến khích mọi người tích cực trao đổi ý kiến với nhau. Để qua đó, người tham gia có thêm kiến thức hữu ích từ những người nhiều kinh nghiệm và có hướng đi mới cho bản thân hoặc hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp trong tương lai.

Một buổi Workshop thường gồm 02 phần chính:

  • Phần chia sẻ: Đây là phần mà các diễn giả hoặc chuyên gia trong lĩnh vực sẽ trình bày các kiến thức, kinh nghiệm và quan điểm của mình về chủ đề của Workshop. 

  • Phần thảo luận: Người tham gia Workshop sẽ cùng nhau trao đổi, thảo luận và đặt câu hỏi giữa những người tham dự với diễn giả/người có chuyên môn về nội dung liên quan đến chủ đề của buổi Workshop.

workshop là gì
Workshop là hình thức giúp mọi người có thêm kiến thức và kinh nghiệm

Lợi ích của tổ chức Workshop

Workshop không chỉ là cơ hội để người tham gia củng cố kiến thức mà còn phát triển kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và hình thành tư duy phản biện. Đồng thời xây dựng và mở rộng mạng lưới quan hệ, tạo nền tảng cho sự hợp tác và phát triển trong tương lai.

  1. Phát huy khả năng làm việc nhóm
  2. Thúc đẩy tư duy và sự sáng tạo
  3. Kênh Marketing hiệu quả
  4. Mở rộng mối quan hệ

Phát huy khả năng làm việc nhóm

Workshops mang đến một môi trường học tập đa chiều, nơi mà các kỹ năng mềm, đặc biệt là khả năng làm việc nhóm được rèn luyện và phát triển thông qua các hoạt động thực hành và tương tác thực tế. Theo đó, ngoài mục đích chia sẻ kiến thức, người tham gia sẽ thường được hướng dẫn thực hành trực tiếp để đảm bảo tất cả mọi người đều có thể hiểu. Trong một số trường hợp, người tham gia cần phải làm việc nhóm chung với những người chưa từng quen biết, cùng họ thực hiện thật tốt những hoạt động trong buổi này.  

Thúc đẩy tư duy và sự sáng tạo

Trong môi trường đòi hỏi tính tương tác cao, các hoạt động thảo luận mở giúp khơi dậy sự tò mò và khả năng suy nghĩ độc lập. Người tham gia được khuyến khích đặt câu hỏi, đưa ra các ý tưởng mới mẻ và thử nghiệm các giải pháp sáng tạo. Điều này không chỉ mở rộng kiến thức mà còn giúp họ phát triển khả năng tư duysáng tạo.

Hơn nữa, Workshop còn cung cấp một môi trường an toàn và khích lệ, mọi ý tưởng đều được đón nhận và tôn trọng. Điều này khuyến khích người tham gia tự tin chia sẻ và phát triển những ý tưởng đột phá mà không sợ bị phê phán. Từ đó, họ không chỉ học hỏi từ kinh nghiệm của bản thân mà còn từ những phản hồi và ý kiến đóng góp của những người khác.

Kênh Marketing hiệu quả

Không chỉ là nơi để chia sẻ, Workshop còn là phương tiện truyền thông hữu ích cho các doanh nghiệp, tổ chức quảng bá thương hiệu của mình. Theo đó, các doanh nghiệp có thể tham gia vào Workshop với vai trò là người tài trợ, đồng tổ chức, chuyên gia tham gia truyền tải kiến thức và kinh nghiệm, thảo luận về sản phẩm/dịch vụ,...

Đối tượng tham gia Workshop thường là những người có quan tâm sâu sắc đến chủ đề được thảo luận, do đó, họ là những khách hàng tiềm năng có khả năng cao sẽ quan tâm và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Hơn nữa, Workshop còn giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu, tạo sự tin tưởng và gắn kết lâu dài với khách hàng thông qua việc chia sẻ kiến thức và giá trị thực tiễn.

Mở rộng mối quan hệ

Workshop là dịp tuyệt vời để mở rộng mối quan hệ khi người tham gia có cơ hội gặp gỡ, kết nối với những người cùng chung mối quan tâm và mục tiêu. Mạng lưới quan hệ rộng mở không chỉ hỗ trợ trong công việc hiện tại mà còn có thể tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai. 

Điều này đặc biệt mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho những ai đang làm việc trong các lĩnh vực như Marketing, bán hàng, tuyển dụng,...

lợi ích của workshop
Tham gia Workshop giúp phát triển khả năng tư duy và mở rộng mối quan hệ

Các hình thức Workshop phổ biến

Tùy vào từng mục đích của ban tổ chức mà Workshop được phân chia thành các hình thức khác nhau.

Workshop chia sẻ kiến thức

Workshop chia sẻ kiến thức là một hình thức phổ biến và dễ tổ chức nhằm cung cấp, trao đổi thông tin chuyên môn giữa các chuyên gia và người tham gia. Trong Workshop này, các diễn giả sẽ trình bày về các chủ đề cụ thể liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của họ, sử dụng các bài giảng, thuyết trình và thảo luận nhóm để truyền đạt kiến thức. Thời gian thường kéo dài từ 3 - 4 giờ, quy mô từ vài chục đến vài trăm người tham gia giúp tạo nên không gian học tập và trao đổi sôi động.

1/3 thời gian còn lại sẽ thực hiện giao lưu và giải đáp thắc mắc. Nhờ đó, người tham gia vừa cập nhật kiến thức mới vừa học hỏi được kinh nghiệm hữu ích để áp dụng vào công việc và cuộc sống. Workshops chia sẻ kiến thức thường được tổ chức trong các ngành như giáo dục, y tế, công nghệ và kinh doanh, nơi mà sự đổi mới và kiến thức chuyên sâu là yếu tố then chốt cho sự phát triển. 

Workshop thực hành

Workshop thực hành thường được áp dụng trong các lĩnh vực như làm đẹp, thời trang, ẩm thực, nghệ thuật,... Khác với Workshop chia sẻ, hình thức này tập trung vào việc vận dụng lý thuyết cho thực hành giúp người tham gia có cơ hội trực tiếp thử nghiệm các tình huống thực tế. Để tạo ra các sản phẩm hoặc giải pháp cụ thể nào đó.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp xem Workshop thực hành như một chương trình đào tạo nội bộ nhằm giúp các đội ngũ nhân viên nâng cao kỹ năng chuyên môn phục vụ cho công việc tốt hơn. Nhờ vậy, mỗi người tham gia không chỉ được học hỏi mà còn được bồi dưỡng, phát triển thông qua phản hồi, đóng góp của các chuyên gia, đồng nghiệp. Qua đó góp phần tạo nên môi trường làm việc tích cực, sáng tạo.

Workshop Marketing

Không chỉ dừng lại ở việc chia sẻ kiến thức chuyên ngành, các Workshop còn là cơ hội để các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của mình đến đông đảo khách hàng. Theo đó, quy trình tổ chức Workshop này rất được chú trọng để đảm bảo rằng mọi thông điệp đều được truyền tải một cách tốt nhất đến người tham gia hay khách hàng mục tiêu.

Quy mô Workshop Marketing thường lớn, từ 100 - 1000 người tham gia, có sự đầu tư cẩn thận về mặt chi phí. Diễn giả là những người có uy tín và danh tiếng trong ngành, gồm người trong nước lẫn quốc tế. Đối tượng tham gia có thể là đại diện nhãn hàng, chuyên viên tư vấn sản phẩm/dịch vụ, khách hàng, đối tác (nhà cung ứng, nhà phân phối, đơn vị vận chuyển,...).

các hình thức workshop
Workshop có thể là phương tiện để các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình

Quy trình tổ chức Workshop thành công

Bước 1: Xác định chủ đề Workshop

Đây là bước đầu tiên và quan trọng để có một buổi Workshop thành công, giá trị và là cơ sở giúp xây dựng nội dung, lên kế hoạch chi tiết cho các hoạt động sẽ diễn ra. Theo đó, đơn vị tổ chức có thể xác định chủ đề Workshop bằng cách trả lời các câu hỏi: Workshop hướng đến đối tượng nào? Người tham dự sẽ học hỏi được gì từ buổi này? Hình thức tổ chức? Nên tổ chức đơn lẻ hay chuỗi dài?,...

Bước 2: Xác định ngân sách

Xác định ngân sách là bước quan trọng để đảm bảo Workshop có thể được tổ chức một cách hiệu quả và tiết kiệm. Ngân sách cần bao gồm các chi phí như thuê địa điểm, thiết bị, nguyên vật liệu, phí diễn giả và các chi phí khác liên quan. Việc lập một ngân sách chi tiết sẽ giúp đơn vị tổ chức kiểm soát được các khoản chi và tránh lãng phí.

Với các Workshop cần đến nguồn tài trợ thì việc xây dựng một bản mô tả rõ ràng về ngân sách sẽ dễ dàng thu hút đối tác hoặc nhà tài trợ. Qua đó, họ sẽ nắm được số tiền mà mình tài trợ được chi trả như thế nào. Trong trường hợp Workshop được tổ chức vì mục tiêu lợi nhuận, bước này sẽ giúp đơn vị tổ chức tính toán doanh thu và xem xét liệu chi phí thực hiện có phù hợp với mức giá tham gia dự kiến hay không.

Bước 3: Xác định vai trò của người tham gia

Việc xác định rõ vai trò của từng người tham dự sẽ giúp buổi Workshop diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Đồng thời, xây dựng tinh thần trách nhiệm và cam kết của mỗi người.

  • Người điều phối (Facilitator): Đây sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong việc dẫn dắt và định hình các hoạt động được diễn ra trong buổi Workshop theo kế hoạch. Theo đó, họ cần có kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng giải quyết vấn đề khi có phát sinh bất ngờ.

  • Người ghi chép (Note-Taker): Nhiệm vụ chính của họ là ghi chép lại các nội dung và hoạt động được diễn ra trong buổi Workshop như ý kiến của người tham dự, những vấn đề được thảo luận hoặc các mục chưa đạt được để làm tài liệu tham khảo cho các buổi Workshop sau.

  • Người giám sát thời gian (Timekeeper): Họ cần Giám sát và phân chia thời gian một cách hợp lý khi có bất kỳ sự thay đổi nào xảy ra trong chương trình. Để đảm bảo rằng buổi Workshop diễn ra theo đúng lịch trình đã đề ra.

  • Người tham dự (Participant): Đây là những người tham gia trực tiếp Workshop, lắng nghe và đóng góp quan điểm cá nhân. Qua đó, học hỏi từ diễn giả và góp phần vào sự thành công của buổi Workshop.

Bước 4: Xây dựng chiến lược quảng cáo Workshop

Đây là bước cần thiết để nhiều người biết đến sự kiện và thu hút họ tham gia, đặc biệt quan trọng với các buổi Workshop giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới. Thông tin của Workshop có thể được truyền tải thông qua các phương tiện truyền thông như Social Media, Email Marketing, Blog Website hay diễn đàn liên quan. Nội dung quảng cáo cần được rõ ràng, hấp dẫn và nhấn mạnh vào những lợi ích mà người tham gia sẽ nhận được.

Bước 5: Chuẩn bị trước buổi Workshop

Chuẩn bị trước buổi Workshop là giai đoạn then chốt để đảm bảo mọi thứ diễn ra trơn tru vào ngày tổ chức. Theo đó, ban tổ chức sẽ cần thực hiện các công việc như:

  • Kiểm tra lại địa điểm và thiết bị, không gian tổ chức, sắp xếp bàn ghế, thiết kế sân khấu, âm thanh, ánh sáng,...

  • Chuẩn bị các dụng cụ cho người tham gia nếu Workshop có các hoạt động liên quan đến thử nghiệm tính năng của sản phẩm hoặc thực hành.

  • Chuẩn bị các dịch vụ đi kèm cho người tham gia như vé vào cửa, món ăn nhẹ, tiếp đón,..

  • Chuẩn bị và in tài liệu phục vụ cho Workshop như Standee, Flyer, Catalogue, Brochure,...

  • Gửi thiệp mời đến khách mời, diễn giả hoặc chuyên gia.

Bước 6: Tổ chức Workshop theo kế hoạch

Bước này bắt đầu bằng hàng loạt các hoạt động như chào đón khách mời tham dự, hướng dẫn họ ổn định chỗ ngồi,.. Người điều phối hoặc MC của chương trình phải chú ý đến việc dẫn dắt, giới thiệu thu hút cho việc mở đầu buổi Workshop. Đồng thời, đảm bảo các thông tin chia sẻ tại Workshop cần được thực hiện theo đúng kế hoạch đầy đủ, tạo không khí vui vẻ cho buổi Workshop, khuyến khích người tham dự sẵn sàng đưa ý kiến thảo luận, chia sẻ quan điểm của mình.

Bước 7: Đánh giá hiệu quả buổi Workshop

Sau khi Workshop kết thúc, việc đánh giá hiệu quả là bước quan trọng để rút kinh nghiệm và cải thiện cho các buổi Workshop sau. Ban tổ chức có thể thu thập phản hồi từ người tham gia thông qua các phiếu khảo sát hoặc phỏng vấn trực tiếp.  

Ngoài ra, các yếu tố như số lượng người tham gia thực tế, ý kiến mà người tham dự chia sẻ tại buổi Workshop và thái độ của họ khi tham gia vào các hoạt động kết nối. 

quy trình tổ chức workshop
Quy trình tổ chức Workshop cần được lên kế hoạch và chuẩn bị tỉ mỉ

Các quy tắc để tổ chức Workshop hiệu quả

  1. Tôn trọng quan điểm và ý kiến của nhau
  2. Thảo luận trên tinh thần chia sẻ, học hỏi
  3. Tập trung trao đổi vấn đề chính
  4. Tuân thủ theo khung thời gian đã định trước
  5. Xây dựng môi trường tích cực
  6. Tóm tắt và đưa ra sự đồng thuận cuối cùng
  7. Hỗ trợ hậu Workshop

Tôn trọng quan điểm và ý kiến của nhau

Tôn trọng lẫn nhau là nguyên tắc cốt lõi trong bất kỳ buổi Workshop hay sự kiện tập thể nào. Mỗi người tham dự đều có những kinh nghiệm và kiến thức riêng sẽ giúp tạo nên sự đa dạng trong quan điểm và góp phần tạo nên sự phong phú cho nội dung thảo luận. 

Việc lắng nghe một cách chân thành và không ngắt lời khi người khác đang phát biểu là hành động cơ bản để thể hiện sự tôn trọng. Khi đó, người tham dự cảm thấy cởi mở hơn trong việc chia sẻ ý tưởng và quan điểm của mình, từ đó tạo ra một môi trường hợp tác đầy tính xây dựng.

Thảo luận trên tinh thần chia sẻ, học hỏi

Một Workshop thành công là nơi mọi người có thể thảo luận và học hỏi lẫn nhau trong tinh thần cởi mở và hỗ trợ. Điều này yêu cầu người tham dự không chỉ chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình mà còn cần sẵn sàng lắng nghe và tiếp nhận thông tin từ người khác. Việc khuyến khích thảo luận hai chiều sẽ giúp mở rộng hiểu biết và cải thiện kỹ năng của mỗi cá nhân.

Tập trung trao đổi vấn đề chính

Để duy trì sự tập trung và đảm bảo Workshop diễn ra theo đúng mục tiêu, việc giữ cho cuộc thảo luận tập trung vào chủ đề chính là vô cùng quan trọng. Người điều phối nên can thiệp nhẹ nhàng để đưa cuộc thảo luận trở lại đúng hướng nếu nó đi lạc đề, đồng thời đảm bảo rằng mọi người đều có cơ hội để tham gia và đóng góp ý kiến. 

Bên cạnh đó, việc tập trung vào chủ đề chính có thể giúp người tham dự có thể hiểu rõ chủ đề và lợi ích mà họ nhận được từ buổi Workshop. Khi đó, họ sẽ có những phản hồi tốt và sẵn sàng tham gia các buổi Workshop khác trong tương lai.

Tuân thủ theo khung thời gian đã định trước

Một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả của Workshop là tuân thủ nghiêm ngặt khung thời gian đã định. Điều này không chỉ giúp duy trì trật tự mà còn đảm bảo rằng mọi hoạt động và chủ đề thảo luận được xử lý một cách toàn diện.

Xây dựng môi trường tích cực

Việc xây dựng một môi trường làm việc tích cực là chìa khóa để thúc đẩy sự tham gia và đóng góp của mọi người trong Workshop. Điều này bao gồm việc tạo dựng một không khí thân thiện, khuyến khích và khen ngợi các ý tưởng tốt, cũng như xử lý các xung đột một cách chuyên nghiệp và tôn trọng.

Tóm tắt và đưa ra sự đồng thuận cuối cùng

Kết thúc Workshop bằng cách tóm tắt các điểm chính đã thảo luận và các quyết định đã đạt được là bước quan trọng để đảm bảo mọi người đều hiểu và đồng thuận với kết quả của buổi làm việc. Điều này cũng giúp củng cố cam kết và đảm bảo việc thực thi các hành động tiếp theo được mọi người đồng lòng hỗ trợ.

Hỗ trợ hậu Workshop

Sau Workshop, việc cung cấp hỗ trợ và tài nguyên cần thiết cho các tham dự viên để áp dụng những gì đã học vào thực tế là điều cần thiết. Điều này bao gồm việc gửi tài liệu tham khảo, câu hỏi,... Hỗ trợ liên tục sau Workshop không chỉ giúp củng cố kiến thức mà còn thúc đẩy sự tham gia và cam kết lâu dài từ phía người tham gia.

quy tắc tổ chức workshop
Mọi ý kiến được chia sẻ từ người tham gia cần được tôn trọng và lắng nghe

Một số câu hỏi liên quan đến Workshop

  1. Ai được tham dự Workshop?
  2. Một buổi Workshop thường có bao nhiêu người tham dự?
  3. Workshop được tổ chức ở đâu?
  4. Workshop thường diễn ra trong bao lâu?
  5. Sự khác nhau giữa Seminar và Workshop

Ai được tham dự Workshop?

Workshop thường được mở cho một nhóm người có cùng sở thích, nghề nghiệp hoặc mục tiêu học tập. Tùy thuộc vào chủ đề và mục đích của buổi Workshop, người tham dự thường gồm:

  • Diễn giả (Speaker): Họ là chuyên gia, người thành công trong một lĩnh vực cụ thể. Họ đến chia sẻ kiến thức, những góc nhìn, kỹ năng của mình về chủ đề mà Workshop đang hướng đến.

  • Người tham dự: Có thể là nhân viên của một tổ chức, sinh viên hoặc bất cứ ai quan tâm đến chủ đề được đề cập.

Ngoài ra, tùy vào loại hình tổ chức mà Workshop sẽ có thêm sự tham gia của đối tác, nhà tài trợ, đại diện nhãn hàng,..

Một buổi Workshop thường có bao nhiêu người tham dự?

Workshop không giới hạn người tham dự, quy mô sẽ tùy vào hình thức và khả năng của ban tổ chức. Số lượng người tham dự có thể từ vài chục người hoặc lên đến vài trăm người. 

Workshop được tổ chức ở đâu?

Workshop có thể được tổ chức ở nhiều địa điểm khác nhau tùy theo nhu cầu và tính chất của chương trình. Phổ biến nhất là ở các trung tâm hội nghị, phòng họp trong các văn phòng, trường học hoặc đại học, quán cafe và thậm chí cả online qua các nền tảng hội nghị trực tuyến như Zoom, Google Meet,.. 

Workshop thường diễn ra trong bao lâu?

Thời gian tổ chức một Workshop có thể từ 2 - 4 tiếng hoặc vài ngày. Về cơ bản, thời gian tổ chức không cố định và thay đổi tùy vào hình thức Workshop.

Sự khác nhau giữa Seminar và Workshop

Tuy Seminar và Workshop đều là những hình thức trao đổi kiến thức, nhưng chúng có những điểm khác biệt rõ rệt.

Sự khác biệt giữa Workshop và Seminar: 

Đặc điểm

Seminar

Workshop

Mục tiêu

Chia sẻ kiến thức, thông tin về một chủ đề cụ thể.

Thực hành, ứng dụng kiến thức vào thực tế, phát triển kỹ năng.

Hình thức

Chủ yếu là thuyết trình, thảo luận theo nhóm nhỏ.

Thực hành, làm bài tập, dự án nhóm, tương tác trực tiếp.

Người tham gia

Các chuyên gia, nhà nghiên cứu, sinh viên cao cấp, những người quan tâm đến chủ đề.

Những người muốn học và áp dụng kỹ năng cụ thể, có thể là người mới bắt đầu.

Mức độ tương tác

Thấp đến trung bình.

Cao, người tham gia được khuyến khích tương tác, đặt câu hỏi.

Thời lượng

Thường ngắn hơn, có thể chỉ kéo dài vài giờ.

Thường dài hơn, có thể kéo từ vìa giờ đến vài ngày

Nội dung

Lý thuyết, nghiên cứu, phân tích.

Thực hành, ví dụ, bài tập, case study.

 

Workshop là một phương tiện mạnh mẽ để học tập và phát triển kỹ năng. Việc tổ chức một Workshop thành công đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và kế hoạch chi tiết. Bằng cách thực hiện đúng quy trình và chú trọng vào mục tiêu, những buổi Workshop sẽ mang lại sự hiệu quả và giá trị cao cho người tham gia.

Chương trình đào tạo

CMO - GIÁM ĐỐC MARKETING
CMO - Chief Marketing Officer

Khóa học CMO là chương trình đào tạo Giám Đốc Marketing chuyên nghiệp tại PACE
giúp bạn xây dựng và triển khai chiến lược Marketing tổng thể đa kênh trong bối cảnh Marketing 5.0 & AI.

Định nghĩa lại "chân dung" của Giám đốc Marketing trong kỷ nguyên số.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Chương trình đào tạo

CCO - GIÁM ĐỐC KINH DOANH
CCO - Chief Customer Officer

Khóa học CCO góp phần xây dựng một lực lượng phát triển kinh doanh chuyên nghiệp
cho cộng đồng doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.

Khởi đầu thế hệ CCO mới với Tinh thần mới, Con người mới cho nền kinh thương mới.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 384