Thay vì thụ động chờ khách hàng tìm đến mình như Inbound Marketing, các doanh nghiệp có thể chủ động tiếp cận họ bằng cách sử dụng chiến thuật Outbound Marketing. Tuy nhiên, trong thời đại số, Outbound Marketing phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn do sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng.
Outbound Marketing là gì?
Outbound Marketing là chiến lược Marketing mà doanh nghiệp sẽ chủ động tiếp cận đến khách hàng tiềm năng thông qua các biển quảng cáo, TV, gọi điện thoại và quảng cáo hiển thị khác. Với các hình thức đặc trưng này, Outbound Marketing thường được gọi là Marketing truyền thống.
Với Outbound Marketing, thương hiệu sẽ tập trung nhiều hơn về số lượng tiếp cận thay vì chất lượng. Đồng thời, doanh nghiệp cần phải lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu và tiềm lực của doanh nghiệp.
Outbound Marketing là chiến lược tiếp thị mà doanh nghiệp sẽ chủ động tiếp cận khách hàng tiềm năng
Ưu điểm của Outbound Marketing
Tăng nhận thức thương hiệu (Brand Awareness)
Với các sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu mới thì Outbound Marketing chính là giải pháp hữu ích giúp tăng nhận thức thương hiệu. Thông qua các kênh truyền thông đại chúng như Quảng cáo truyền hình (TVC), quảng cáo ngoài trời (OOH), quảng cáo trực tuyến,... doanh nghiệp có thể đưa thương hiệu của mình xuất hiện ở bất cứ đâu và tiếp cận bất kỳ ai.
Bên cạnh đó, để tối ưu hóa hiệu quả của Outbound Marketing, các doanh nghiệp có thể kết hợp với chiến lược IMC - Truyền thông Marketing tích hợp. Qua đó, thông điệp được truyền tải một cách nhất quán trên mọi kênh, giúp củng cố nhận thức và tạo dựng niềm tin với khách hàng.
Kiểm soát được thông điệp
Với Outbound Marketing, doanh nghiệp có sự kiểm soát hoàn toàn đối với thông điệp mà họ muốn truyền tải đến khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp có thể lựa chọn nội dung, hình ảnh, ngữ điệu và kênh truyền thông phù hợp nhất để đảm bảo rằng thông điệp đến đúng khách hàng mục tiêu.
Tiết kiệm thời gian
Sự chủ động của các chiến dịch Outbound Marketing có thể giúp doanh nghiệp rút ngắn chu kỳ bán hàng và đạt được mục tiêu nhanh chóng. Qua đó, doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào những hoạt động mang lại hiệu quả cao hơn.
Kết quả nhanh chóng
Outbound Marketing có thể tạo ra lưu lượng truy cập hoặc doanh số gần như ngay lập tức thông qua chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số (Digital Marketing). Việc tạo ra lượng truy cập tương tự từ các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Cốc Cốc,... có thể mất rất nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Kiểm soát chi phí
Với hầu hết các hoạt động Outbound Marketing, doanh nghiệp có thể kiểm soát chính xác ngân sách và thời điểm chi tiêu bằng cách đặt giới hạn và nhắm mục tiêu chi phí cho mỗi lần nhấp. Hoặc bằng cách cam kết giá trước (ví dụ: để mua vị trí quảng cáo trên bảng quảng cáo) hoặc kiểm soát chi tiêu cho Quảng cáo kỹ thuật số.
Doanh nghiệp có thể thấy được hiệu quả nhanh khi sử dụng Outbound Marketing
Hạn chế của Outbound Marketing trong thời đại số
Trong thời đại số, Outbound Marketing gặp phải nhiều thách thức hơn bao giờ hết. Việc sử dụng các phương pháp truyền thống như quảng cáo trên truyền hình, radio, và báo chí đã không còn hiệu quả như trước. Dưới đây là ba hạn chế chính của Outbound Marketing trong bối cảnh hiện nay:
Chi phí cao
Quảng cáo truyền hình, radio và báo chí đều có chi phí rất cao so với các hình thức Marketing khác, nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nguồn lực tài chính vững. Điều này đặc biệt gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, với sự phát triển của công nghệ số, chi phí cho Marketing Online cũng đang gia tăng, làm tăng thêm gánh nặng tài chính cho các chiến dịch Outbound Marketing.
Khó đo lường ROI
Một trong những thách thức lớn nhất của Outbound Marketing là việc đo lường hiệu quả đầu tư (ROI). Khác với Inbound Marketing, nơi mà các công cụ phân tích số liệu có thể dễ dàng theo dõi và đánh giá hiệu quả của từng chiến dịch, Outbound Marketing gặp khó khăn trong việc xác định xem một chiến dịch có thực sự mang lại lợi nhuận hay không.
Nhiều rào cản hơn
Trong thời đại số, một người có thể bị “tấn công” khoảng 10.000 quảng cáo mỗi ngày và có xu hướng tránh né các quảng cáo không mong muốn (khoảng 65,9%). Theo đó, các công cụ chặn quảng cáo ngày càng phổ biến, làm giảm hiệu quả và tạo sự tương tác không tích cực của các chiến dịch Outbound Marketing.
Chi phí đầu tư cho các chiến dịch Outbound Marketing thường khá cao
Những loại hình Outbound Marketing
Quảng cáo truyền thống
Quảng cáo truyền thống bao gồm các phương tiện truyền thông lâu đời như truyền hình, radio, báo chí và biển quảng cáo. Đây là những phương pháp đã được sử dụng từ lâu để tiếp cận một lượng lớn khán giả.
-
Quảng cáo truyền hình: Hình thức quảng cáo này tuy khá tốn kém nhưng có thể tiếp cận hàng triệu người xem cùng một lúc. Các doanh nghiệp thường chọn quảng cáo trên các kênh truyền hình lớn để tăng khả năng nhận diện thương hiệu.
-
Quảng cáo radio: Dù không còn phổ biến như trước, radio vẫn là kênh tiếp cận hiệu quả đối với một số nhóm đối tượng cụ thể. Quảng cáo trên radio thường ít tốn kém hơn so với truyền hình và có thể nhắm đến những thính giả theo vùng địa lý cụ thể.
-
Quảng cáo báo chí: Báo chí là phương tiện truyền thông truyền thống, mang lại uy tín cao cho thương hiệu. Cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại, báo chí cũng đã thay đổi và tích hợp với thời đại số. Internet và công nghệ kết nối không dây tiện ích trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, giúp báo chí tiếp cận độc giả một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
-
Biển quảng cáo: Biển quảng cáo ngoài trời, tại các địa điểm đông đúc như các ngã tư lớn, trung tâm thương mại, sân bay,... giúp thu hút sự chú ý của người đi đường. Đây là hình thức quảng cáo có thể tạo ra sự nhận diện thương hiệu mạnh mẽ.
Quảng cáo kỹ thuật số
Bên cạnh các phương pháp Marketing truyền thống, Outbound Marketing còn tận dụng sự phát triển của công nghệ và Internet để tiếp cận khách hàng tiềm năng trong thời đại số. Một số kênh quảng cáo kỹ thuật số (Digital Marketing) như:
-
Quảng cáo trên mạng xã hội: Với khoảng 5,07 tỷ người dùng mạng xã hội, các nền tảng như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, Tiktok là các công cụ quảng cáo mạnh mẽ, cho phép doanh nghiệp nhắm đến đối tượng cụ thể. Dựa trên nhân khẩu học, sở thích và hành vi trực tuyến, nhà quảng cáo có thể phân phối các nội dung được cá nhân hóa và tăng trải nghiệm cho khách hàng khi tìm hiểu sản phẩm/dịch vụ. Trong đó, quảng cáo dạng Video chiếm ưu thế hơn khi trung bình 95% người dùng ghi nhớ thông điệp hơn so với đọc.
-
Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm (SEM): Là trình duyệt số 1 thế giới, quảng cáo trên Google (hay Google Ads) được các doanh nghiệp ưu ái lựa chọn cho các chiến dịch Marketing. Thay vì đầu tư thời để tối ưu hóa Website trên công cụ tìm kiếm (SEO), thì SEM sẽ giúp quảng cáo của doanh nghiệp xuất hiện ngay lập tức trên kết quả tìm kiếm (SERP) bằng cách trả phí.
-
Quảng cáo hiển thị (Display Ads): Các Banner quảng cáo xuất hiện trên các trang Web và ứng dụng giúp thu hút sự chú ý của người dùng khi họ duyệt web. Display Ads có thể bao gồm hình ảnh, video và các định dạng đa phương tiện khác.
Cold Calling
Cold Calling là phương pháp Marketing và bán hàng, trong đó người bán sẽ gọi điện trực tiếp cho khách hàng tiềm năng mà không có sự liên hệ trước đó. Đây là một hình thức Outbound Marketing truyền thống, được sử dụng để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ và thuyết phục khách hàng thực hiện một hành động cụ thể, chẳng hạn như mua hàng hoặc đặt lịch hẹn gặp mặt.
Tuy tỉ lệ thành công trung bình của phương pháp này chỉ 4,8%, thấp hơn so với các kỹ thuật khác nhưng đây vẫn là cách hiệu quả đề xây dựng tệp khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
Quảng cáo trả phí là hình thức đặc trưng của Outbound Marketing
Phân biệt Inbound Marketing và Outbound Marketing
Inbound và Outbound Marketing đều là những phương thức Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng cường sự nhận thức thương hiệu, thu hút khách hàng và doanh số bán hàng. Tuy nhiên, chúng có những điểm khác biệt rõ về cách tiếp cận.
Phương thức |
Inbound Marketing |
Outbound Marketing |
Cách thức tiếp cận |
Thu hút khách hàng tiềm năng |
Đưa thông điệp Marketing đến với khách hàng tiềm năng |
Hiệu quả |
Lâu dài, bền vững |
Nhanh chóng nhưng không bền vững |
Chi phí |
Thấp |
Cao |
Kênh truyền thông |
Content, SEO, Social Media |
Quảng cáo, Email Marketing, Telemarketing |
Ưu điểm |
Xây dựng mối quan hệ lâu dài, thu hút khách hàng tiềm năng chất lượng cao, chi phí thấp |
Tiếp cận đối tượng mục tiêu rộng rãi, tạo ra kết quả nhanh chóng và có thể kiểm soát thông điệp |
Nhược điểm |
Yêu cầu thời gian và sự kiên nhẫn để đạt được hiệu quả, ít kiểm soát hơn |
Chi phí cao, hiệu quả không bền vững, có thể gây phiền nhiễu cho khách hàng tiềm năng |
Xu hướng chuyển dịch từ Outbound sang Inbound Marketing
Ngày nay, người tiêu dùng càng ít kiên nhẫn với các quảng cáo gây gián đoạn trong khi xem chương trình truyền hình, sự kiện thể thao,... Họ có xu hướng tránh xa hoặc bỏ qua các quảng cáo này, khiến cho hiệu quả của Outbound Marketing giảm đi đáng kể.
Bên cạnh đó, xu hướng 70% người tiêu dùng thích tìm kiếm thông tin trên Internet trước khi mua hàng hơn là từ các quảng cáo truyền thống. Họ sẽ dựa vào các đánh giá, so sánh sản phẩm và các nội dung giá trị để đưa ra quyết định. Việc này cho thấy tầm quan trọng của Inbound Marketing trong việc cung cấp thông tin và nội dung hữu ích.
Những con số thực tế cho thấy, 46% Marketer cho biết ROI mang đến lợi suất cao hơn và tiếp cận đúng tệp khách hàng tiềm năng chất lượng hơn khoảng 59%. Như vậy, chi phí cho các chiến dịch Inbound Marketing thấp nhưng mang lại hiệu quả cao hơn.
Các doanh nghiệp có xu hướng chuyển dịch từ Outbound sang Inbound Marketing để phù hợp với hành vi người tiêu dùng
Việc chuyển dịch từ Outbound Marketing sang Inbound Marketing không phải là việc dễ dàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải đầu tư thời gian, công sức và nguồn lực để tạo ra nội dung chất lượng cao và thu hút khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, Inbound Marketing là một chiến lược Marketing hiệu quả và bền vững thì mới có lợi thế cạnh tranh và đạt được mục tiêu kinh doanh.